Erik von Kuehnelt-Leddihn

Erik Maria
Ritter von Kuehnelt-Leddihn
Sinh(1909-07-31)31 tháng 7 năm 1909
Tobelbad, Công quốc Steiermark, Đế quốc Áo-Hung (nay là Haselsdorf-Tobelbad, Styria, Áo)
Mất26 tháng 5 năm 1999(1999-05-26) (89 tuổi)
Lans, Tyrol, Áo
Phối ngẫuNữ bá tước Christiane Gräfin von Goess (cưới năm 1937[1])
Con cái3 người, trong đó có Gottfried von Kühnelt-Leddihn
Trình độ học vấn
Alma materViện Đại học Viên
Viện Đại học Budapest (M.A., Ph.D.)
Ảnh hưởng bởi
Sự nghiệp học thuật
Thời kỳThế kỷ 20
NgànhTriết học chính trị
Khoa học chính trị
Lịch sử tư tưởng
Trường pháiChủ nghĩa quân chủ
Chủ nghĩa bảo thủ tự do
Chủ nghĩa tự do bảo thủ
Chủ nghĩa tinh hoa
Quan tâm chính
Ảnh hưởng tới

Erik Maria Ritter[a] von Kuehnelt-Leddihn[b] (31 tháng 7 năm 1909 – 26 tháng 5 năm 1999) là một nhà bác học Công giáo người Mỹ gốc Áo thuộc dòng dõi quý tộc. Các lĩnh vực mà ông quan tâm bao gồm triết học, thần học, lịch sử, khoa học chính trị, kinh tế, ngôn ngữ họcnghệ thuật. Ông phản đối tư tưởng của Cách mạng Pháp cũng như tư tưởng của phái cộng sản chủ nghĩaphát xít chủ nghĩa.[2] Tự xưng mình là một người "tự do chủ nghĩa bảo thủ" hay "tự do chủ nghĩa cực đoan", ông von Kuehnelt-Leddihn thường lập luận rằng nguyên tắc đa số trong các nền dân chủ là một mối đe dọa đối với quyền tự do cá nhân. Ông cũng tuyên bố rằng mình là một người theo chủ nghĩa quân chủ và là kẻ thù của mọi hình thài toàn trị, mặc dù ông cùng ủng hộ cái mà ông gọi là "các nước cộng hòa phi dân chủ", chẳng hạn như nước Hoa Kỳ thời kỳ mới lập quốc và nước Thụy Sĩ.[cần dẫn nguồn] Ông Kuehnelt-Leddihn có quan điểm hoài nghi đối với chế độ dân chủ giống như các kiến quốc phụ Hoa Kỳ, Alexis de Tocqueville, Jacob BurckhardtCharles de Montalembert.[3]

Ông từng được nhà bình luận chính trị William F. Buckley Jr. ví như một "cuốn Sách Tri thức di động" nhờ khối kiến ​​thức đồ sộ của mình về nhân văn học cũng như khả năng nói nhiều thứ tiếng; cụ thể, ông có thể nói được 8 ngôn ngữ và đọc được tài liệu trong 17 ngôn ngữ khác nữa.[4] Một số cuốn sách đầu tay của ông như The Menace of the Herd (1943) hay Liberty or Equality (1952) đã trở nên nguồn cảm hứng chính cho phong trào bảo thủ tại Hoa Kỳ. Là một cộng sự của Buckley Jr., nhiều bài báo nổi tiếng nhất của ông được in trong tạp chí National Review. Ông cũng từng là bình luận viên chính trị với thâm niên 35 năm cho tạp chí National Review.

Câu nói

"'Nhà nước phúc lợi' là một thuật ngữ không chính xác và phù hợp, bởi chưng tất cả nhà nước đều có bổn phận quan tâm và chăm lo cho ích chung."[5]

"Với một người bình thường thì mọi vấn đề đều bắt nguồn từ Chiến tranh thế giới thứ hai; với một người hiểu biết hơn thì là từ Chiến tranh thế giới thứ nhất; còn với một nhà sử học chính cống thì là từ cuộc Cách mạng Pháp."[6]

"Về mặt bản chất thì tự do và bình đẳng là hai khái niệm trái ngược nhau."[7]

"Không thể phủ nhận rằng Quốc hội Mỹ hay Nghị viện Pháp có nhiều quyền lực trên đất nước của mình đến nỗi có thể khiến một Louis XIV của Pháp hay một George III của Anh ghen tỵ nếu hai vị ấy còn sống cho tới ngày nay. Hai định chế này chẳng những có quyền cấm chỉ, mà còn có thể buộc người ta kê khai thuế thu nhập, ghi danh quân dịch, thi hành cưỡng bức giáo dục, lấy dấu điểm chỉ của những công dân vô tội, bắt buộc xét nghiệm máu tiền hôn nhân—đến cả những nền quân chủ tuyệt đối của thế kỷ 17 cũng chẳng dám mang ra thi hành bất kỳ một biện pháp nào trong số các biện pháp mang tính toàn trị này."[8]

"Tôi hoàn toàn ủng hộ thuật ngữ Rightist. Thử nghĩ mà xem, từ right nghĩa là lẽ phải mà từ left lại có nghĩa là điều quấy; tương tự vậy, trong tất cả các ngôn ngữ khác, thì từ "phải" có hàm ý tích cực mà từ "trái" lại mang hàm ý tiêu cực. Trong tiếng Ý, thông thường thì la sinistra có nghĩa là 'bên trái' còn il sinistro lại có nghĩa là 'việc không may' hoặc 'tai ương'. Trong Thánh Kinh, cụ thể là sách Giảng Viên mà người Híp-ri kêu là Koheleth, có lời chép rằng: 'Lòng người khôn ở bên phải, lòng kẻ dại ở bên trái.'"[9]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Liên quan tới tên riêng: Ritter ban đầu là một tước hiệu quý tộc, có thể tạm dịch là 'Ngài' (biểu thị tước vị hiệp sĩ của chủ thể). Vào năm 1919, tất cả các tước hiệu quý tộc tại Đức bị bãi bỏ. Do vậy, tước hiệu Ritter, cùng các trợ từ như "von" hay "zu", được nhập vào họ của người mang tước hiệu.
  2. ^ tiếng Đức: [ˈkyːnəlt lɛˈdiːn]

Tham khảo

  1. ^ Alan Samson, Steven. “A Walking Encyclopedia: Revisiting Erik von Kuehnelt-Leddihn”. The Market For Ideas. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2025.
  2. ^ Campbell, William F. (18 tháng 9 năm 2008). “Erik Ritter von Kuehnelt-Leddihn: A Remembrance”. American Conservative Thought. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015.
  3. ^ Kuehnelt-Leddihn, Erik von (1986). “Erik Kuehnelt-Leddihn Curriculum Vitae”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  4. ^ William F., Jr., Buckley (31 tháng 12 năm 1985). “A Walking Book of Knowledge”. National Review. tr. 104.
  5. ^ Kuehnelt-Leddihn, Erik von (1969). The Timeless Christian. Franciscan Herald Press. tr. 211.
  6. ^ Kuehnelt-Leddihn, Erik von (1990). Leftism Revisited: From de Sade and Marx to Hitler and Pol Pot. Regenery Gateway. tr. 319.
  7. ^ Kuehnelt-Leddihn, Erik von (2014). Liberty or Equality: The Challenge of Our Time. The Mises Institute. tr. 3.
  8. ^ Liberty or Equality: The Challenge of Our Time. The Mises Institute. 2014. tr. 10.
  9. ^ “Christianity, the Foundation and Conservator of Freedom”. Religion & Liberty: Volume 7, Number 6. 20 tháng 7 năm 2010.

Đọc thêm

  • Nash, George H. (2006). The Conservative Intellectual Movement in America since 1945. ISI Books ISBN 9781933859125
  • Frohnen, Bruce; Jeremy Beer & Jeffrey O. Nelson (2006). American Conservatism: An Encyclopedia. ISI Books ISBN 9781932236439
  • Bernhard Valentinitsch,Max-Erwin von Scheubner-Richter(1885-1923) - Zeuge des Genozids an den Armeniern und früher,enger Mitarbeiter Hitlers.Diplomarbeit.Graz 2012. (also digitalised at Harvard University Library,with many reflexions about books by Kuehnelt-Leddihn and similar ways of thinking in the work of his friend John Lukacs)
  • Bernhard Valentinitsch, Graham Greenes Roman 'The Human Factor'(1978) und Otto Premingers gleichnamige Verfilmung (1979).In: JIPSS(=Journal for Intelligence,Propaganda and Security Studies),Nr.14.(the first publication in which letters between Erik von Kuehnelt-Leddihn and Graham Greene were used and quite possibly also the first publication in which the unpublished memoirs by Kuehnelt-Leddihn were with allowance of his family used)

Liên kết ngoài

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia