Diễm xưa

"Diễm xưa"
Bìa băng cassette Sơn Ca 7
Bài hát của ca sĩ Khánh Ly
từ album Sơn Ca 7
Thu âmKhánh Ly
Thể loạiTình khúc 1954–1975
Sáng tácTrịnh Công Sơn
Sản xuấtNguyễn Văn Đông

"Diễm xưa" là một bài hát nổi tiếng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết năm 1960[1], được phát hành trong băng nhạc Sơn Ca 7, lấy từ ý "Diễm của những ngày xưa". "Diễm xưa" cũng được dịch ra tiếng Nhật dưới nhan đề 美しい昔 (Utsukushii mukashi) và được Khánh Ly trình bày ở hội chợ Osaka năm 1970. "Diễm xưa" còn được đưa vào chương trình giáo dục về môn văn hóa Việt tại một trường đại họcNhật Bản. Đại học Kansai Gakuin cũng có một cuốn sách viết về bài "Diễm xưa" có kèm theo DVD để tiện cho việc nghiên cứu của sinh viên. Bài hát còn được đài truyền hình NHK chọn làm bản nhạc chính cho một bộ phim về cuộc hôn nhân giữa một người đàn ông Nhật lấy người vợ Việt Nam.

Hoàn cảnh sáng tác

Sông HươngHuế
Dạ lý hương
  • Hồi ức của Hoàng Tá Thích, em rể của Trịnh[5]
  • Nhà văn hóa Huế, giáo sư Bửu Ý, đã kể lại một câu chuyện tình về Sơn và Diễm[2]

Diễn giải trong bài

Theo ca sĩ Thái Hòa, tháp cổ ở đây không phải là chùa Thiên Mụ hay tháp Chàm mà là cổ ba ngấn trắng ngần của các thiếu nữ Huế được khoe ra khi mặc áo dài bà Nhu.

Phát hành và sức ảnh hưởng

  • Bài "Diễm xưa" đầu tiên được dịch ra tiếng Nhật dưới nhan đề Utsukushii mukashi và được Khánh Ly trình bày ở hội chợ Osaka năm 1970[6]
  • "Utsukushii Mukashi" được đài truyền hình l NHK chọn làm ca khúc chủ đề cho một phim bộ chiếu nhiều kỳ, nội dung về những khác biệt văn hóa trong gia đình giữa một người đàn ông Nhật lấy vợ Việt Nam.[7]
  • Bản Utsukushii mukashi đã trở thành một trong 10 tình ca hay nhất mọi thời đại của Nhật Bản[8]
  • Bản Utsukushii mukashi do ca sĩ Yoshimi Tendo trình bày đã xếp hạng 11 trong 20 ca khúc hay nhất trên kênh cáp của Nhật Bản năm 2004[9]
  • Năm 2004 "Diễm xưa" là nhạc phẩm Á Châu đầu tiên được Đại học Kansai Gakuin đưa vào chương trình giáo dục của mình trong môn Văn hoá và Âm nhạc. Ngoài tài liệu về bài hát, nhà trường còn kèm theo DVD để sinh viên dễ dàng trong việc nghiên cứu học tập.[7]
  • Năm 1970, hãng đĩa Myrica Music đã thu đĩa 2 bài hát Diễm XưaCa Dao Mẹ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bằng hai ngôn ngữ Việt Nam và Nhật Bản.[7]

Ca sĩ thể hiện

Chú thích

  1. ^ Bài hát
  2. ^ a b "Diễm xưa" của Trịnh Công Sơn lần đầu tiên xuất hiện
  3. ^ Thái Lộc trên báo Tuổi trẻ lại ghi là Ngô Vũ Bích Diễm.“Diễm và cuộc gặp sau 50 năm ở Huế” (Thông cáo báo chí). Thái Lộc. Chủ Nhật, 14/03/2010, 07:58 (GMT+7). Truy cập 29/8/2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate=|date= (trợ giúp) Diễm xưa viết về Huế nhiều hơn về Diễm” (Thông cáo báo chí). Thái Lộc. Chủ Nhật, 14/03/2010, 17:03 (GMT+7). Truy cập 29/8/2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate=|date= (trợ giúp)
  4. ^ “Tạ ơn giai nhân, tạ ơn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và...”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2007.
  5. ^ Những dòng sông nhỏ
  6. ^ “Nhạc Trịnh Công Sơn trên xứ Phù Tang”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2006.
  7. ^ a b c Châu Gôn. "Diễm Xưa" vào chương trình đại học Nhật Bản”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2004. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2023.
  8. ^ “Nhạc bản Diễm xưa vào giáo trình về văn hóa Việt Nam tại trường đại học bên Nhật”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2006.
  9. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2006.

Liên kết ngoài