δ Geminorum (được Latin hóa thành Delta Geminorum) là định danh Bayer của hệ thống.
Nó mang tên truyền thống Wasat, bắt nguồn từ tiếng Ả Rập có nghĩa là "giữa".[11][12] Vào năm 2016, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế đã tổ chức một Nhóm công tác về tên sao (WGSN) [13] để lập danh lục và chuẩn hóa tên gọi cho các ngôi sao. WGSN đã phê duyệt tên Wasat cho ngôi sao này vào ngày 21 tháng 8 năm 2016 và hiện tại nó đã được đưa vào Danh lục tên sao của IAU.[10]
Nó có cấp sao biểu kiến +3,53,[2] cho phép nhìn thấy bằng mắt thường. Nó lệch 0,18 độ về phía nam của đường hoàng đặo nên đôi khi nó bị Mặt Trăngche khuất và hiếm khi bị một hành tinh che khuất; và bị Mặt Trời che khuất vào khoảng ngày 10-12 tháng 7.[18] Vì thế, ngôi sao này có thể được nhìn thấy cả đêm, băng ngang qua bầu trời vào giữa tháng 1. Lần che khuất cuối cùng của một hành tinh là do Sao Thổ vào ngày 30 tháng 6 năm 1857 và lần tiếp theo sẽ là do Sao Kim vào ngày 12 tháng 8 năm 2420.[cần dẫn nguồn] Năm 1930, hành tinh lùnSao Diêm Vương được nhà thiên văn học người Mỹ Clyde Tombaugh phát hiện lệch khoảng 0,5° về phía đông ngôi sao này.[19]
Delta Geminorum là một hệ sao ba. Các thành phần bên trong tạo thành một sao đôi quang phổ với chu kỳ 6,1 năm (2.238,7 ngày) và độ lệch tâm quỹ đạo là 0,3530. Một ngôi sao đồng hành lớp K lạnh hơn không nhìn thấy bằng mắt thường nhưng có thể nhìn thấy rõ trong một chiếc kính thiên văn nhỏ. Nó quay quanh cặp đôi bên trong với thời gian 1.200 năm và độ lệch tâm là 0,11.[20][21] Mặc dù theo [4]vận tốc xuyên tâm của nó thì nó đang rời xa Mặt Trời, nhưng thực sự nó đang tiến dần tới hệ Mặt Trời. Trong khoảng 1,1 triệu năm nữa, nó sẽ tới khoảng cách gần nhất với hệ Mặt Trời, khoảng 6,7 ly (2,1 pc).[22]
^ abcdJohnson, H. L.; và đồng nghiệp (1966). “UBVRIJKL photometry of the bright stars”. Communications of the Lunar and Planetary Laboratory. 4 (99). Bibcode:1966CoLPL...4...99J.
^ abc“Delta Geminorum (Wasat)”. SIMBAD. Centre de Données astronomiques de Strasbourg. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2011.
^ abEvans, D. S. (June 20–24, 1966). Batten, Alan Henry; Heard, John Frederick (biên tập). The Revision of the General Catalogue of Radial Velocities. University of Toronto: International Astronomical Union. Bibcode:1967IAUS...30...57E. Đã bỏ qua tham số không rõ |book-title= (trợ giúp)
^ abShaya, Ed J.; Olling, Rob P. (tháng 1 năm 2011). “Very Wide Binaries and Other Comoving Stellar Companions: A Bayesian Analysis of the Hipparcos Catalogue”. The Astrophysical Journal Supplement. 192 (1): 2. arXiv:1007.0425. Bibcode:2011ApJS..192....2S. doi:10.1088/0067-0049/192/1/2.
^ abSchröder, C.; Reiners, A.; Schmitt, J. H. M. M. (tháng 1 năm 2009). “Ca II HK emission in rapidly rotating stars. Evidence for an onset of the solar-type dynamo”. Astronomy and Astrophysics. 493 (3): 1099–1107. Bibcode:2009A&A...493.1099S. doi:10.1051/0004-6361:200810377.
^Kaler, Jim. “WASAT (Delta Geminorum)”. Stars (University of Illinois sponsored website). Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2014. The name is a mess, "Wasat" meaning "middle" in Arabic, but the middle of WHAT is not clear, whether the middle of Gemini, of the sky, or of the neighboring constellation Orion (which the Arabs referred to as the "Central One"), the star name improperly applied to our Delta.
^Allen, Richard (1889). “The history of the star: Wasat, from p.234 of Star Names, Richard Hinckley Allen, 1889”. Constellations of Words website. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2014. Wasat and Wesat are from Al Wasat, the Middle, i.e. of the constellation; but some have referred this to the position of the star very near to the ecliptic, the central circle.
^陳久金 (Trần Cửu Kim), 2005. 中國星座神話 (Trung Quốc tinh tòa thần thoại). 台灣書房出版有限公司 (Đài Loan thư phòng xuất bản hữu hạn công ty). ISBN9789867332257.
^香港太空館 - 研究資源 - 亮星中英對照表 (Hương Cảng thái không quán - Nghiên cứu tư nguyên - Lượng tinh trung anh đối chiếu biểu) Lưu trữ 2010-08-19 tại Wayback Machine, Bảo tàng Vũ trụ Hồng Kông. Truy cập trực tuyến ngày 23 tháng 11 năm 2010.