Danh sách vua Týros

Danh sách vua Týros, một thành phố Phoenicia cổ xưa nay là Liban bắt nguồn từ Josephus, Against Apion i. 18, 21 và bộ sách Antiquities of the Jews viii. 5.3; 13.2. Danh sách của ông dựa trên sử liệu bị mất do Menander xứ Ephesus, người được Josephus khẳng định là đã lấy thông tin của mình từ biên niên sử của chính thành bang Týros.[1]

Các vua Týros cổ xưa dựa trên thần thoại Hy Lạp

Agenor khoảng 1500 TCN Con trai của Poseidon hay của Belus
Phoenix Tên của ông được lấy đặt cho người Phoenicia.
Eri-Aku (Herakles) khoảng 1400 TCN Eri Aku có thể là hình mẫu cho các nhân vật như Heracles trong Thần thoại Hy Lạp, vua Arioch xứ Ellaser trong Kinh Thánh và vua Erichthonius thành TroyPontus của Homer.

Các vua Thời đại đồ đồng hậu kỳ

Abi-Milku khoảng 1350–1335 TCN Thị trưởng/Vua thành Týros trong suốt thời kỳ tương ứng những bức thư Amarna (1350–1335 TCN)
Aribas khoảng 1230 TCN
Baal-Termeg (hoặc Baalat-Remeg) khoảng 1220 TCN
Baal khoảng 1193 TCN
Pummay khoảng 1163-1125 TCN[2]

Các triều vua Sidon (đóng đô ở Týros), 990–785 TCN

Niên đại dành cho việc dựng lại bản danh sách vua Týros từ Hiram I đến Pygmalion được lập ở ba nơi do ba nguồn tư liệu độc lập: một bản Kinh Thánh đồng bộ (Sự trợ giúp của Hiram dành cho Solomon trong việc xây dựng Đền thờ, từ năm 967 TCN trở đi), một thư tịch Assyria (ghi lại việc cống nạp của Baal-Eser II/Balazeros II cho Shalmaneser III vào năm 841 TCN), và một nhà sử học La Mã (Pompeius Trogus đã đặt sự thành lập của Carthage hay chuến đi của Dido rời khỏi người anh Pygmalion trong năm thứ bảy sau này của triều đại, tức là năm 825 TCN, 72 năm trước khi thành lập thành Roma).[3]

Abibaal 993–981 TCN Niên đại bắt đầu của ông chỉ là phỏng đoán.
Hiram I 980 – 947 TCN Cùng thời với vua DavidSolomon
Baal-Eser I
(Balazeros I,
Ba‘l-mazzer I)
946-930 TCN
Abdastartus
(‘Abd-‘Astart)
929-921 TCN
Astartus
(‘Ashtart)
920-901 TCN Giết chết người tiền nhiệm. Người đầu tiên trong 4 anh em nắm quyền trị vì.
Deleastartus
(Dalay-‘Ashtart)
900-889 TCN
Astarymus
(‘Ashtar-rom)
888-880 TCN
Phelles
(Pilles)
879 TCN Người cuối cùng trong 4 anh em
Ithobaal I
(Ethbaal I)
878-847 TCN Giết chết người tiền nhiệm. Cha của Jezebel trong Kinh Thánh.
Baal-Eser II
(Balazeros II,
Ba‘l-mazzer II)
846-841 TCN Nộp cống cho Shalmaneser III vào năm 841 TCN
Mattan I 840-832 TCN Cha của Pygmalion và Dido
Pygmalion
(Pummay)
831-785 TCN Dido trốn khỏi tay Pygmalion và lập nên Carthage dưới thời ông trị vì.

Thời kỳ Assyria thống trị: thế kỷ 8 và 7 TCN

Đế quốc Tân Assyria đã thiết lập quyền kiểm soát đối với khu vực và cai trị thông qua các chư hầu có tên trong thư tịch Assyria.

Ithobaal II
(Tuba‘il)
750–739 TCN Cái tên chỉ tìm thấy trên Bia khắc Iran của Tiglath-Pileser III.[4]
Về việc nộp cống cho Tiglath-Pileser III.
Hiram II 739–730 TCN Còn phải nộp cống cho Tiglath-Pileser III[5]
Mattan II 730–729 TCN
Elulaios
(Luli)
729–694 TCN
Abd Melqart 694–680 TCN
Baal I 680–660 TCN

Thời kỳ hậu Assyria

Týros đã giành được độc lập với sự sụp đổ của Assyria, mặc dù Ai Cập vẫn còn nắm quyền kiểm soát Týros trong một số thời kỳ sau đó. Cuối cùng Týros lại rơi vào sự thống trị của Đế quốc Tân Babylon.

mất tích -592 TCN
Ithobaal III
(Ethbaal III)
591–573 TCN Đây là nhà vua được nhắc đến trong Ezekiel 28:2 vào lúc Jerusalem thất thủ.[6] Carthage trở thành một nước độc lập của Týros vào năm 574 TCN.

Thời kỳ Babylon 573–539 TCN

Baal II 573–564 TCN
Yakinbaal 564 TCN

Shoftim thành Týros

Vào những năm 560 nền quân chủ bị lật đổ và một chính phủ đầu xỏ được thiết lập, đứng đầu bởi một "tổng trấn" hay shoftim (Carthage). Chế độ quân chủ được khôi phục với sự lên ngôi của Hiram III.

Chelbes 564–563 TCN
Abbar 563–562 TCN
Mattan III
Ger Ashthari
562–556 TCN
Baal-Eser III 556–555 TCN
Hiram III 551–532 TCN

Thời kỳ Đế quốc Ba Tư 539–411 TCN

  • Mattan IV xuất hiện khoảng 490-480 TCN
  • Boulomenus xuất hiện khoảng 450 TCN
  • Abdemon khoảng 420–411 TCN.[2] Ông còn cai trị Salamis, ở đảo Síp.

Thời kỳ Cypriot Salamis 411–374 TCN

  • Evagoras xứ Salamis, Cyprus. Ông đã có công thống nhất đảo Síp dưới thời mình và giành được độc lập từ Đế quốc Ba Tư.

Thời kỳ Đế quốc Ba Tư 374–332 TCN

  • Eugoras khoảng những năm 340 TCN
  • Azemilcus khoảng 340–332 TCN. Ông là vị vua trong cuộc bao vây của Alexandros Đại đế.
  • Abd-olunim 332 TCN - ?

Thời kỳ Hy Lạp hóa và Đế quốc La Mã

Sau khi Alexandros Đại đế chinh phục Týros vào năm 332 TCN, thành phố lần lượt nằm dưới quyền kiểm soát của nhà Seleukos (Syria thuộc Hy Lạp) và Ptolemaios (Ai Cập thuộc Hy Lạp). Phoenicia về sau nằm dưới sự thống trị của Cộng hòa La Mã vào thế kỷ 1 trước Công nguyên.

Trung Cổ và sau đó

Týros bị nhà Rashidun xâm chiếm vào thế kỷ 7. Thập tự quân chiếm lại Týros, rồi sau trở thành thủ đô của Vương quốc Jerusalem cho đến khi vương quốc này thất thủ vào năm 1291. Týros sau đó lại trở thành một phần của đế quốc kế bên (Đế quốc Ottoman, Mameluke), và cuối cùng là thuộc địa của Pháp và của nước Liban độc lập trong thế kỷ 20.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Jewish Encyclopedia: "Phenicia".
  2. ^ a b “Lebanon”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2013.
  3. ^ William H. Barnes, Studies in the Chronology of the Divided Monarchy of Israel (Atlanta: Scholars Press, 1991), p. 31.
  4. ^ Hayim Tadmor, The Inscriptions of Tiglath-Pileser III, King of Assyria (Jerusalem: Israel Academy of Sciences and Humanities, 1994) 266.
  5. ^ Tadmor, Inscriptions of Tiglath-Pileser III, 69.
  6. ^ NIV Archaeological Study Bible, An Illustrated walk through Biblical History and Culture. Grand Rapids, MI: Zondervan, 2005 p.1350.

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia