Danh sách kỷ lục SEA Games trong bơi lội là một danh sách gồm các thành tích tốt nhất của các vận động viên trong môn bơi lội qua lịch sử các kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á (tiếng Anh: Southeast Asian Games - SEA Games). Ở SEA Games cũng như các sự kiện thể thao khác của thì các nội dung thi đấu trong môn bơi lội sẽ được tổ chức trong bể dài (bể 50m). Còn bể ngắn (bể 25m) thường chỉ sử dụng trong các giải bơi lội riêng hoặc các sự kiện riêng của thể thao dưới nước. Do bơi lội (swimming) là một trong những môn thể thao cơ bản của Olympic nên môn bơi lội được tổ chức thi đấu tại tất cả các kỳ SEA Games hay SEAP Games trước đây. Hiện nay, môn bơi lội ở SEA Games tổ chức thi đấu với 38 nội dung tất cả (nam: 19, nữ: 19), danh sách các nội dung cụ thể như sau (trong ngoặc đơn là tên của các kiểu bơi trong tiếng Anh):
Bơi tự do (freestyle stroke): 50m, 100m, 200m, 400m, 800m (chỉ có ở nữ), 1500m (chỉ có ở nam).
Bơi hỗn hợp cá nhân (individual medley):[note 1] 200m, 400m.
Bơi tiếp sức:
Tiếp sức tự do (freestyle relay): 4×100m tiếp sức tự do, 4×200m tiếp sức tự do.
Tiếp sức hỗn hợp (medley relay):[note 2] 4×100m tiếp sức hỗn hợp.
Để hiểu hơn về tên gọi và cách bơi của các kiểu bơi trong bài này, xin độc giả xem bài Danh sách các kiểu bơi (tiếng Việt) hay bài Swimming stroke (tiếng Anh).
Lịch sử
Ở Đông Nam Á, xét trong môn bơi lội thì đội tuyển bơi Singapore luôn là đội tuyển mạnh nhất khu vực. Tại các kỳ SEA Games hay giải vô địch bơi lội Đông Nam Á thì đội tuyển bơi Singapore thường chiếm ưu thế về cả số lượng và chất lượng của các chiếc huy chương giành được so với đội tuyển bơi của các quốc gia khác. Qua đó, chúng ta cũng không ngạc nhiên khi phần lớn kỷ lục của làng bơi lội Đông Nam Á đều do những vận động viên mang quốc tịch Singapore nắm giữ. Cụ thể, tại kì SEA Games 25 được tổ chức tại Lào năm 2009 có tới 25 kỷ lục trong môn bơi lội bị phá. Trong đó, có tới 12 kỷ lục bị phá bởi đoàn Singapore, 8 bởi Malaysia, 2 bởi Philippines và 3 kỷ lục còn lại chia đều cho 3 đoàn Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.
Tại kỳ SEA Games 28 diễn ra ở Singapore. Làng bơi lội Đông Nam Á chứng kiến sự ưu thế vượt trội của 2 tài năng trẻ mới nổi đó là nam vận động viên Joseph Isaac Schooling của Singapore và nữ vận động viên Nguyễn Thị Ánh Viên của Việt Nam. Cả hai kình ngư trẻ đều là những vận động viên tài năng của hai nước được đầu tư để sang Mỹ tập luyện từ nhỏ. Tại SEA Games 28, cả hai đã thi đấu rất xuất sắc, họ giành rất nhiều huy chương vàng (HCV) và hầu hết trong số đó là những kỷ lục mới của SEA Games.[1] Kết thúc SEA Games 28, J.Schooling giành 9 HCV (6 nội dung cá nhân và 3 nội dung tiếp sức), trong số 9 HCV đó của J.Schooling thì có đến 8 chiếc huy chương là 8 kỷ lục mới của SEA Games được anh và các đồng đội ở đội tuyển bơi Singapore thiết lập. Còn Ánh Viên giành được tới 8 HCV (tất cả là các nội dung cá nhân) và tất cả chúng đều là những kỷ lục mới của SEA Games ngoại trừ chiếc HCV cuối cùng của Ánh Viên ở nội dung 200m ếch.[2]
Chú giải: WR – Kỷ lục thế giới;AS – Kỷ lục Châu Á; Kỷ lục không được thiết lập ở chung kết: h – vòng loại; sf – bán kết; r – relay 1st leg; rh – relay heat 1st leg
Chú giải: WR – Kỷ lục thế giới;AS – Kỷ lục Châu Á; Kỷ lục không được thiết lập ở chung kết: h – vòng loại; sf – bán kết; r – relay 1st leg; rh – relay heat 1st leg
Xếp hạng
Cập nhật lần cuối: 12 tháng 6 năm 2015, thời điểm kết thúc lịch thi đấu của môn bơi lội ở SEA Games 28.
^Theo quy định của Liên đoàn bơi lội thế giới (FINA), một vận động viên khi thi đấu ở các nội dung hỗn hợp cá nhân phải bơi theo thứ tự 4 kiểu bơi lần lượt là bơi bướm, bơi ngửa, bơi ếch, bơi tự do. Bơi tự do ở đây được hiểu là vận động viên có thể bơi theo kiểu bất kì, miễn là nó khác với ba kĩ thuật bơi bướm, bơi ngửa, bơi ếch đã được thực hiện trước đó. Thường thì vận động viên khi bơi ở phần này thường bơi theo kiểu bơi sải hay còn gọi là bơi trườn sấp (front crawl) vì nó là kiểu bơi có tốc độ nhanh nhất.
^Quy định của Liên đoàn bơi lội thế giới (FINA) ở các nội dung bơi tiếp sức hỗn hợp cũng khá giống với các nội dung hỗn hợp cá nhân nhưng chỉ khác về thứ tự của 4 kiểu bơi lần lượt là bơi ngửa, bơi ếch, bơi bướm, bơi tự do.
Tham khảo
^Thanh Lâm; Dũng Phương (ngày 12 tháng 6 năm 2015). “Ánh Viên và Schooling vào Tốp 1 SEA Games 2015”. Thành phố Hồ Chí Minh: Báo Sài Gòn giải phóng. Singapore. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2015.
^“Men's 50m Freestyle Results”(PDF). seagames2015.com. ngày 8 tháng 6 năm 2015. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2015.
^“Men's 200m Butterfly Results”(PDF). seagames2015.com. ngày 8 tháng 6 năm 2015. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2015.
^“Women's 400m Freestyle Results”(PDF). seagames2015.com. ngày 10 tháng 6 năm 2015. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2015.
^“Women's 50m Backstroke Results”(PDF). seagames2015.com. ngày 8 tháng 6 năm 2015. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2015.