Danh sách Đại thống lĩnh của dòng Hiệp sĩ Cứu tếDưới đây là các Đại thống lĩnh của dòng Hiệp sĩ Cứu tế và tiếp sau đó là Dòng Hiệp sĩ Toàn quyền Malta. Danh sách này bao gồm cả các phản Đại thống lĩnh và cả những người cấp thấp hơn nắm quyền điều hành dòng trong 1 một số khoảng thời gian hội bỏ trống chức vụ Đại Thống lĩnh. Từ nguyên của từ Đại thống lĩnh không bắt nguồn từ khi thành lập Hội. Những người đứng đầu của dòng thời trung cổ sử dụng danh xưng "custos" (người giám hộ) của các Muristan (Tiếng Ả Rập: بیمارستان, mang nghĩa là các y viện). Cụm từ Thống lĩnh (magister) xuất hiện sau khi từ này được phát hiện các đồng tiền của dòng được đúc tại đảo Rhodes dưới thời Foulques de Villaret[1]. Đến thời của Jean de Lastic thì cụm từ Đại Thống lĩnh (Grandis Magister) mới bắt đầu được sử dụng, Từ đó đến nay, danh xưng của người đứng đầu hội tiếp tục thay đổi: từ Grandis Magister sang Magnus Magister (Đại Thống lĩnh) rồi lại trở về với danh xưng magister, rồi tiếp tục đổi sang Magister Magnus (Thống lĩnh tối cao hay Đại Thống lĩnh). Tên Luogotenente Generale (Phó chỉ huy) xuất hiện vào thời kỳ suy yếu nghiêm trọng của Dòng, cụ thể là vào khoảng thời gian từ năm 1805 - 1873. Sau năm 1880, danh xưng Principe e Gran Maestro del Sovrano Militare Ordine di Malta (Hoàng thân và Đại Thống lĩnh của Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta) chính thức được sử dụng khi Franz Joseph lên nhận danh xưng Hoàng thân La Mã Thần thánh kèm với danh hiệu Đại Thống lĩnh[2]. Có sự thiếu thống nhất giữa việc đánh số thứ tự các Đại Thống lĩnh trong một số tài liệu của Hội. Blessed Gerard được đánh số thứ tự 1 trong các tài liệu công bố vào đầu thế kỷ 17, nhưng theo quy điều 1719 của Dòng, người kế nhiệm Gerard là Raymond du Puy mới là người đầu tiên được liệt kê như là Đại Thống lĩnh của Dòng[3].. Hiệp sĩ Cứu tế (Vương quốc Jerusalem)
Kị sĩ đảo Rhodes
Kị sĩ Malta
Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta
Hoàng thân và Đại Thống lĩnh Dòng Chiến sĩ xứ Malta
Chú thích
|
Portal di Ensiklopedia Dunia