Dụ ngôn Tiệc cưới

Tranh của Jan Luyken, thế kỷ 17

Dụ ngôn Tiệc cưới là một dụ ngôn của Chúa Giêsu được chép trong Tân Ước, Phúc âm Mátthêu 22:1-14 và Phúc âm Luca 14:15-24. Một biến thể cũng được chép trong Phúc âm Tôma (không thuộc Quy điển Thánh Kinh).

Tường thuật

Luận giải

Để minh họa cho ngày phán xét, Chúa Giêsu thường dùng hình ảnh tiệc cưới, có thể thấy trong các dụ ngôn khác như: Người tôi tớ trung tínMười cô trinh nữ. Riêng dụ ngôn Tiệc cưới này, Chúa Giêsu đã mở rộng về quá khứ: lời mời đầu tiên của nhà vua là đề cập đến người Do Thái, và mở rộng về tương lai: lời mời thứ hai của nhà vua là đề cập đến dân ngoại trên khắp thế giới. Trong Phúc âm Luca 14:21, lời mời này còn được mở rộng đặc biệt với "người nghèo, người tàn tật, người mù và què", chứng minh rõ ràng mối quan tâm của Thiên Chúa đối với người nghèo và người ruồng bỏ.

  • Ông vua: tượng trưng cho Thiên Chúa.
  • Tiệc cưới: tượng trưng cho việc vào chung hưởng vinh phúc thiên đàng.
  • Lần mời thứ nhất chỉ dành cho quan khách: tượng trưng cho việc Thiên Chúa chỉ tuyển chọn dân Do Thái, nhưng họ đã không đáp lại và sống xứng đáng là một dân riêng của Thiên Chúa (theo quan điểm Kitô giáo).
  • Hình ảnh cỗ bàn dọn sẵn: tượng trưng cho lời và thánh thể của Chúa Giêsu.
  • Lần mời thứ hai dành cho tất cả mọi người: tượng trưng cho lời mời gọi của Kitô giáo dành cho mọi dân tộc trên thế giới.
  • Y phục lễ cưới: tượng trưng cho đức tin, hoặc đời sống thánh thiện.

Tham khảo