Chiến dịch Ba Lan của Bộ Dân ủy Nội vụ Liên Xô

Chiến dịch Ba Lan của NKVD
Một phần của Chiến dịch diệt chủng người Ba Lan ở Liên Xô [1][2]
Địa điểm Soviet Union, tại Nga, Belarus, Ukraina, Kazakhstan ngày nay
Thời điểm1937–1938
Mục tiêuNgười Ba Lan
Loại hìnhXử bắn trong tù
Tử vongKhoảng 111,091 người Ba Lan bị giết
Thủ phạmBộ Dân ủy Nội vụ

Chiến dịch Ba Lan của Bộ Dân ủy Nội vụ Liên Xô (viết tắt: НКВД (tiếng Nga), NKVD (chuyển tự Latinh)) từ 1937 tới 1938 là một trong những chiến dịch thanh trừng của NKVD chống lại những người bị nghi là "gián điệp Ba Lan" trong thời kỳ Đại thanh trừng. Được hạ lệnh bởi Bộ Chính trị nhắm vào "tất cả người Ba Lan", gần 140.000 người đã bị bỏ tù với gần 112.000 người Ba Lan bị giết cùng với những người bị nghi là điệp viên Ba Lan đương thời[3][4][5]. Những hành động diệt chủng này được chỉ đạo và chấp thuận bởi Nikolai Yezhov theo mệnh lệnh 00485. Theo Timothy Snyder, phần đông các nạn nhân là người Ba Lan, nhưng không hoàn toàn[6] do NKVD, để đẩy nhanh tiến độ, đã tìm cách bắt giữ những người nghi làm việc cho Đệ nhị Cộng hòa Ba Lan hoặc cả những người có tên giống với người Ba Lan[7].

Chiến dịch Ba Lan được coi là chiến dịch tàn bạo nhất trong thời kỳ Đại thanh trừng ở Liên Xô và được cho là chiến dịch có quy mô nhất được tiến hành bởi Yezhov[8][9]. Nó cũng bị coi là một trong những bi kịch đầu tiên của Ba Lan thời hiện đại, báo hiệu tương lai u ám tới nước này.

Mệnh lệnh số 00485

Bộ Chính trị Liên Xô bấy giờ đã chấp thuận một kế hoạch gọi là "biện pháp thanh lọc các chuyên gia và gián điệp Ba Lan cùng các tù binh chiến tranh" vào 9 tháng 4 năm 1937 bởi Nikolai Yezhov, và cũng chính Yezhov ký hai ngày sau đó. Nó cũng được các lãnh đạo mọi cấp bậc của Đảng Cộng sản Liên Xô đương thời thông qua qua một lá thư bí mật dài 30 trang của Yezhov nói về "chiến dịch Ba Lan". Bức thư có đề tài "trước mặt bọn phát xít-ly khai, gián điệp, chuyên viên, bại hoại và khủng bố Ba Lan ở Liên Xô"[10]. Iosif Vissarionovich Stalin cũng ngầm ủng hộ và yêu cầu NKVD "đào bới và tận diệt bọn cặn bã Ba Lan"[2].

Trang đầu tiên bản copy của Mệnh lệnh số 00485, làm bởi nhánh Kharkov của NKVD.

"Mệnh lệnh" cũng được tối giản trong một cuốn "album" mật của NKVD và được thu thập bởi các giới chức NKVD. Sau khi thu thập, tất cả sẽ được tiến hành ngay lập tức[11].

Chiến dịch này là chiến dịch thứ hai trong cuộc Đại thanh trừng ở Liên Xô với cái cớ rằng nó liên quan tới các "kẻ thù tư bản chủ nghĩa" nhắm tới người Latvia, Belarus, Litva, Estonia, Phần Lan, Ukraina, Tatar và Đức. Theo Timothy Snyder, thì nó đã được ngụy tạo để tận dụng cho chiến dịch diệt chủng người Ba Lan ở nước này. Một số cho rằng nó có lẽ được tiến hành để lấy lý do giải thích cho sự kiện Holodomor bấy giờ. Vsevolod Balitsky, một quan chức Liên Xô lúc đó, lấy Hiệp hội Quân sự Ba Lan với lý do hội này chứa chấp điệp viên dù hội đã giải tán năm 1921, và NKVD coi nó vẫn tồn tại. Trong khi đó, những người Cộng sản Quốc tế thì giúp giải mã hồ sơ những người Ba Lan để tiến hành diệt chủng có quy mô lớn, và người Ba Lan ở Liên Xô thường bị tra tấn để khai danh tính người Ba Lan có liên quan khác[12].

Các cuộc thanh trừng

Diệt chủng

Theo sử giả Michael Ellman, thì chiến dịch này có thể gán với chiến dịch diệt chủng quy mô lớn theo Liên Hợp Quốc[13], và được Simon Sebag Montefiore chia sẻ, với điểm khác là ông này cho rằng nó chỉ là một cuộc thanh trừng "quy mô nhỏ" trong cuộc Đại thanh trừng[14]. Tiến sỹ Tomasz Sommer cũng coi đó là diệt chủng và được giáo sư Marek Jan Chodakiewicz tán thành[1][15][16][17][18][19][20]. Nhiều người còn cho rằng nó chỉ là khởi đầu của một chiến dịch đàn áp người Ba Lan quy mô lớn hơn sau này.

Xem thêm

Nguồn

  1. ^ a b Prof. Marek Jan Chodakiewicz (ngày 15 tháng 1 năm 2011). “Nieopłakane ludobójstwo (Genocide Not Mourned)”. Rzeczpospolita. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2011. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  2. ^ a b Matthew Kaminski (ngày 18 tháng 10 năm 2010). “Savagery in the East”. The Wall Street Journal. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2011.
  3. ^ Robert Gellately, Ben Kiernan (2003). The specter of genocide: mass murder in historical perspective. Cambridge University Press. tr. 396. ISBN 0521527503. Polish operation (page 233 –)
  4. ^ Goldman, Wendy Z. (2011). Inventing the Enemy: Denunciation and Terror in Stalin's Russia. New York: Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-19196-8. p. 217.
  5. ^ Snyder, Timothy (ngày 27 tháng 1 năm 2011). “Hitler vs. Stalin: Who Was Worse?”. The New York Review of Books. tr. 1, paragraph #7. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2012.
  6. ^ Snyder, Timothy (2010). Bloodlands: Europe Between Hitler and Stalin. New York: Basic Books. tr. 103–104. ISBN 978-0-465-00239-9.
  7. ^ Н.В.Петров, А.Б.Рогинский. "Польская операция" НКВД 1937–1938 гг. (bằng tiếng Nga). НИПЦ «Мемориал». Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2012. Original title: О фашистско-повстанческой, шпионской, диверсионной, пораженческой и террористической деятельности польской разведки в СССР |script-title= không hợp lệ: missing prefix (trợ giúp)
  8. ^ “A letter from Timothy Snyder of Bloodlands: Two genocidaires, taking turns in Poland”. The Book Haven. Stanford University. ngày 15 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2011.
  9. ^ Uilleam Blacker; Alexander Etkind; Julie Fedor (2013). Memory and Theory in Eastern Europe. Introduction. Palgrave Macmillan. tr. 21. ISBN 1137322063. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2015.
  10. ^ Original doc. (see full text in the Russian language) entitled: "О фашистско-повстанческой, шпионской, диверсионной, пораженческой и террористической деятельности польской разведки в СССР." Хлевнюк О. В. Политбюро: Механизмы политической власти в 1930-е гг. М., 1996.
  11. ^ Werth, Nicolas (ngày 20 tháng 5 năm 2010). “The NKVD Mass Secret National Operations (August 1937 - November 1938)” (PDF). Online Encyclopedia of Mass Violence. MassViolence.org. tr. 4 of 10. ISSN 1961-9898. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2015.
  12. ^ Timothy Snyder (2005), Sketches from a Secret War Yale University Press, p. 129. ISBN 030010670X
  13. ^ Michael Ellman, Stalin and the Soviet Famine of 1932-33 Revisited Lưu trữ 2007-10-14 tại Wayback Machine PDF file
  14. ^ Simon Sebag Montefiore. Stalin. The Court of the Red Tsar, page 229. Vintage Books, New York 2003. Vintage ISBN 1-4000-7678-1]
  15. ^ Franciszek Tyszka. “Tomasz Sommer: Ludobójstwo Polaków z lat 1937-38 to zbrodnia większa niż Katyń (Genocide of Poles in the years 1937-38, a Crime Greater than Katyn)”. Super Express. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2011.
  16. ^ “Rozstrzelać Polaków. Ludobójstwo Polaków w Związku Sowieckim (To Execute the Poles. Genocide of Poles in the Soviet Union)”. Historyton. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2011.
  17. ^ Andrzej Macura, Polska Agencja Prasowa (ngày 24 tháng 6 năm 2010). “Publikacja na temat eksterminacji Polaków w ZSRR w latach 30 (Publication on the Subject of Extermination of Poles in the Soviet Union during the 1930s)”. Portal Wiara.pl. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2011.
  18. ^ Prof. Iwo Cyprian Pogonowski (ngày 22 tháng 3 năm 2011). “Rozkaz N.K.W.D.: No. 00485 z dnia 11-VIII-1937, a Polacy”. Polish Club Online. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2011. See also, Tomasz Sommer: Ludobójstwo Polaków w Związku Sowieckim (Genocide of Poles in the Soviet Union), article published by The Polish Review vol. LV, No. 4, 2010.
  19. ^ “Sommer, Tomasz. Book description (Opis)”. Rozstrzelać Polaków. Ludobójstwo Polaków w Związku Sowieckim w latach 1937-1938. Dokumenty z Centrali (Genocide of Poles in the Soviet Union). Księgarnia Prawnicza, Lublin. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2011.
  20. ^ “Konferencja "Rozstrzelać Polaków – Ludobójstwo Polaków w Związku Sowieckim" (Conference on Genocide of Poles in the Soviet Union), Warsaw”. Instytut Globalizacji oraz Press Club Polska in cooperation with Memorial Society. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2011.

Liên kết khác

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia