Chỉ huy trưởng Thủy quân lục chiến (tiếng Anh: Commandant of the Marine Corps), một số tài liệu tiếng Việt gọi là Tham mưu trưởng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, là vị sĩ quan cao cấp nhất của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và là một thành viên của Bộ Tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ.[1] Tham mưu trưởng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ báo cáo trực tiếp với Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ (Tham mưu trưởng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ là đồng nhiệm ngang hàng với Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ trong Bộ Hải quân Hoa Kỳ) và có trách nhiệm trông coi về tổ chức, chính sách, các kế hoạch, và các chương trình của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ cũng như cố vấn cho Tổng thống Hoa Kỳ, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ và Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ về các vấn đề có liên quan đến Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Dưới quyền của Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ, Tham mưu trưởng Thủy quân lục chiến trông coi việc điều động nhân sự và nguồn lực đến các tư lệnh của các Bộ Tư lệnh tác chiến thống nhất.[2] Tham mưu trưởng thực thi tất cả các chức năng được diễn tả trong Mục 5043, Điều khoản 10, Bộ luật Hoa Kỳ[3] hay giao phó những trách nhiệm và bổn phận này cho các sĩ quan trong bộ tham mưu của mình dưới danh nghĩa của chính mình. Cũng giống như các vị tham mưu trưởng khác trong Bộ Tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ, chức vụ tham mưu trưởng này cũng chỉ là chức vụ hành chính và không có thực quyền tư lệnh đối với các lực lượng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.
Tham mưu trưởng Thủy quân Lục chiến được Tổng thống Hoa Kỳ đề cử nhưng phải được Thượng viện Hoa Kỳ xác nhận với tỉ lệ đa số phiếu để được bổ nhiệm[3] Chức vụ này được bổ nhiệm với quân hàm đại tướng 4-sao.[3] Tham mưu trưởng Thủy quân Lục chiến chịu trách nhiệm trực tiếp với Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ về tính năng tổng thể của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ trong đó có việc quản lý, kỷ luật, tổ chức nội bộ, huấn luyện, các điều kiện cần thiết, sự hữu hiệu, và khả năng sẵn sàng chiến đấu. Tham mưu trưởng Thủy quân Lục chiến cũng có trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hỗ trợ quân dụng của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ."[4] Từ năm 1801, dinh của Tổng tham mưu trưởng nằm trong Doanh trại Thủy quân lục chiến ở Washington, D.C. và các văn phòng chính của ông nằm ở Arlington, Virginia.
Trách nhiệm
Trách nhiệm của Tham mưu trưởng Thủy quân Lục chiến được nói trong Điều khoản 10, Mục 5043, Bộ luật Hoa Kỳ[3] và nằm dưới quyền hướng dẫn và kiểm soát của Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ". Như được nói trong Bộ luật Hoa Kỳ, Tham mưu trưởng Thủy quân Lục chiến là người trông coi tổng hành dinh của Thủy quân lục chiến, truyền đạt các kế hoạch và những đề nghị của tổng hành dinh Thủy quân lục chiến đến Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ, cố vấn cho bộ trưởng về các kế hoạch và những đề nghị như thế. Sau khi khi các kế hoạch và những lời đề nghị của tổng hành dinh Thủy quân lục chiến được Bộ trưởng Hải quân chấp thuận thì ông sẽ hành động trong vai trò là người thừa hành lệnh của bộ trưởng để thực thi hữu hiệu chúng sao cho phù hợp với thẩm quyền được giao phó của các vị tư lệnh các Bộ Tư lệnh tác chiến thống nhất theo chương 6 trong điều khoản 10.[3]
Danh sách các tham mưu trưởng theo thời gian
Ba mươi tư[5] người đã phục vụ trong vai trò Tham mưu trưởng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ bao gồm tham mưu trưởng hiện tại là James T. Conway. Tham mưu trưởng Thủy quân Lục chiến đầu tiên là Samuel Nicholas nhậm chức này với cấp bậc đại úy,[5] mặc dù chưa có chức vị chính thức như ngày nay là "Commandant" vào lúc đó, và Đệ nhị Quốc hội Lục địa đã cho phép một sĩ quan Thủy quân lục chiến cao cấp nhất có thể lên đến cấp bậc đại tá.[6] Người phục vụ lâu nhất trong chức vụ này là Archibald Henderson, đôi khi được gọi là "Đại lão gia của Thủy quân lục chiến" vì ông phục vụ đến 39 năm.[5] Trong lịch sử dài 234 năm của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, chỉ có một tham mưu trưởng từng bị sa thải khỏi chức vụ này. Đó là Anthony Gale khi ông bị tòa án quân sự xét xử vào năm 1820.[5]
Tham mưu trưởng lâu nhất; được biết là "Đại lão gia của Thủy quân lục chiến"; nổi tiếng vì vai trò mở rộng sứ mệnh của Thủy quân lục chiến bao gồm chiến tranh viễn chinh và lực lượng khai triển nhanh[8]
Người có cấp bậc tướng đầu tiên của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, chính thức chấp thuận kiểu mẫu "đại bàng, địa cầu và mỏ neo" làm quân hiệu của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.
Hệ thống thăng chức sĩ quan theo thâm niên bị thay thế bởi thăng chức theo tuyển chọn. Lữ đoàn Thủy quân lục chiến số 1 rút khỏi Haiti và một số chiến hạm có chở các phân đội Thủy quân lục chiến tiếp tục gia tăng.
Mở rộng lực lượng Thủy quân lục chiến gần gấp 20 lần cho Chiến tranh thế giới thứ hai và cho phụ nữ gia nhập Thủy quân lục chiến. Người đầu tiên được thăng cấp (sau khi về hưu) lên đến đại tướng
Người nhận huân chương vinh dự, và là người lính Thủy quân lục chiến hiện dịch đầu tiên giữ cấp bậc đại tướng, chống mọi nỗ lực nhập Thủy quân lục chiến vào Lục quân Hoa Kỳ
Chứng kiến người lính Thủy quân lục chiến cuối cùng rút khỏi Việt Nam và lực lượng thời bình giảm xuống còn 194.000 người trong lúc duy trì tính sẵn sàng chiến đấu
Là tham mưu trưởng đầu tiên phục vụ nhiệm kỳ đủ bốn năm trong vai trò thành viên đầy đủ của Bộ Tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ, được chấp thuận việc sản xuất phiên bản Mỹ loại phi cơ Harrier, và một số cải tiến khác để tăng tính hữu hiệu của lực lượng
Năm 2007, trong một bài ý kiến bạn đọc đăng trên nhật báo Washington Post, tướng Kelly đã phát biểu chống đối lệnh hành pháp của Tổng thống George W. Bush có liên quan đến việc hỏi cung và tra tấn những người bị tình nghi là khủng bố.
Ban hành hướng dẫn về quy hoạch cấp quân chủng bao gồm việc tập trung lại vào chiến đấu cao cấp, chuyển từ xe tăng và pháo binh sang tên lửa tầm xa và máy bay không người lái.
Đảm nhiệm vai trò chỉ huy tạm quyền sau khi Berger nghỉ hưu trong bối cảnh Thượng nghị sĩTommy Tuberville giữ quyền đề cử quân sự và tuyên thệ nhậm chức sau khi được xác nhận.
Trong thời gian nằm viện sau cơn đau tim, Trung tướngKarsten Heckl (30 tháng 10 – 3 tháng 11 năm 2023) và Đại tướngChristopher J. Mahoney (3 tháng 11 năm 2023 – 5 tháng 3 năm 2024) đã đảm nhiệm vai trò chỉ huy tạm quyền.
^“Appendix A: How the Marines Are Organized”. Marine Corps Concepts and Programs 2006(PDF). United States Marine Corps. tr. 252. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2007.
^Hoffman, Col Jon T. (2002). Marine Corps Association (biên tập). USMC: A Complete History. Beth L. Crumley (illustration editor), Charles J. Ziga (design), Col John Greenwood (editor), James O. Muschett (editor). Hugh Lauter Levin Associates. ISBN0-88363-650-6. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2010.