Chế độ phụ quyền

Chế độ phụ quyền (tiếng Anh: Patriarchy, tiếng Trung: 父權) là một hệ thống xã hội trong đó nam giới giữ vai trò là nhân vật quyền lực chủ yếu với tổ chức xã hội, đồng thời là nơi mà người cha có quyền lực đối với phụ nữ, trẻ em và tài sản. Từ này ngụ ý về một thể chế mà nam giới nắm quyền lực và phụ nữ phải chịu sự lệ thuộc.

Trong lịch sử, những nguyên tắc phụ quyền đóng vai trò trung tâm đối với các tổ chức kinh tế, chính trị, pháp luật và xã hội trong những nền văn hóa của người Celt, Người German, La Mã, Hy Lạp, Hebrew, Ả Rập, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam. Những nguyên tắc phụ quyền đã có ảnh hưởng sâu rộng tới nền văn minh hiện đại.[1]

Những người theo chủ nghĩa nữ giới cho rằng phụ quyền là một hệ thống xã hội bất công có tính đàn áp với phụ nữ. Trong lý thuyết của chủ nghĩa nữ giới thì khái niệm phụ quyền bao hàm tất cả những cơ học xã hội giúp tái sản sinh và tạo ra sự thống trị của nam giới đối với nữ giới.

Định nghĩa và sử dụng

Từ "patriarchy" trong tiếng Anh bắt nguồn từ từ πατριαρχία (patriarkhia) trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa "quyền của những người cha".[2][3] Trong lịch sử, thuật ngữ phụ quyền thường được dùng để chỉ sự chuyên quyền của người nam giới lãnh đạo trong gia đình. Tuy nhiên, trong thời hiện đại, thì từ này thường được dùng để áp chỉ những hệ thống xã hội mà trong đó quyền lực chủ yếu do đàn ông nắm giữ.[4][5][6][7]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Mac Millan Encyclopedia of Sex and Gender p. 1104
  2. ^ Ferguson, Kathy E. (1999). “Patriarchy”. Trong Tierney, Helen (biên tập). Women's studies encyclopedia, Volume 2. Greenwood Publishing. tr. 1048. ISBN 9780313310720.
  3. ^ Green, Fiona Joy (2010). “Patriarchal Ideology of Motherhood”. Trong O'Reilly, Andrea (biên tập). Encyclopedia of Motherhood, Volume 1. SAGE. tr. 969. ISBN 9781412968461.
  4. ^ Meagher, Michelle (2011). “patriarchy”. Trong Ritzer, George & Ryan, J. Michael (biên tập). The Concise Encyclopedia of Sociology. John Wiley & Sons. tr. 441–442. ISBN 9781405183536.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  5. ^ Giddens, Anthony & Griffiths, Simon (2006). Sociology (ấn bản thứ 5). Polity. tr. 473. ISBN 9780745633794.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  6. ^ Gordon, April A. (1996). Transforming capitalism and patriarchy: gender and development in Africa. Lynne Reiner. tr. 18. ISBN 9781555876296.
  7. ^ Boynton, Victoria & Malin, Jo biên tập (2005). “Patriarchy”. Encyclopedia of Women's Autobiography: K-Z. Greenwood Publishing Group. tr. 453. ISBN 9780313327391.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)

Liên kết

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia