Chư Păh

Chư Păh
Huyện
Huyện Chư Păh
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngTây Nguyên
TỉnhGia Lai
Huyện lỵthị trấn Phú Hòa
Trụ sở UBND31 Trần Phú, thị trấn Phú Hòa
Phân chia hành chính2 thị trấn, 12 xã
Thành lập1997
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNay Kiên
Chủ tịch HĐNDTrần Minh Sơn
Bí thư Huyện ủyTrần Minh Sơn
Địa lý
Tọa độ: 14°6′54″B 107°58′15″Đ / 14,115°B 107,97083°Đ / 14.11500; 107.97083
MapBản đồ huyện Chư Păh
Chư Păh trên bản đồ Việt Nam
Chư Păh
Chư Păh
Vị trí huyện Chư Păh trên bản đồ Việt Nam
Diện tích972 km²[1]
Dân số (5/2023)
Tổng cộng82.594 người
Thành thị13.364 người
Nông thôn69.230 người
Mật độ84 người/km²
Dân tộcKinh, Gia Rai, Bana, Xơ Đăng
Khác
Mã hành chính627[2]
Biển số xe81-X1
Websitechupah.gialai.gov.vn

Chư Păh (đọc là chư-pá[3] ) là một huyện nằm ở phía bắc tỉnh Gia Lai, Việt Nam.

Địa lý

Huyện Chư Păh nằm ở phía bắc của tỉnh Gia Lai, có vị trí địa lý:

Ngoài ra, chảy dọc theo ranh giới huyện Chư Păh với huyện Sa Thầy của tỉnh Kon Tum là sông Krông B'Lah, phụ lưu của sông Sê San, tại đây có nhà máy thủy điện Yaly. Huyện này còn có chung hồ Biển Hồ với thành phố Pleiku, hồ này nằm trên địa phận các xã Nghĩa Hưng, Chư Đang Ya.

Hành chính

Huyện Chư Păh có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Phú Hòa (huyện lỵ), Ia Ly và 12 xã: Chư Đang Ya, Đắk Tơ Ver, Hà Tây, Hòa Phú, Ia Ka, Ia Khươl, Ia Kreng, Ia Mơ Nông, Ia Nhin, Ia Phí, Nghĩa Hòa, Nghĩa Hưng.[2]

Lịch sử

Sau năm 1975, huyện Chư Păh thuộc tỉnh Gia Lai - Kon Tum, ban đầu có 18 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 18 xã: Ia Chia, Ia Dêr, Ia Dơk, Ia Dom, Ia Grai, Ia Hrung, Ia Ka, Ia Kênh, Ia Khươl, Ia Kla, Ia Krai, Ia Krêl, Ia Mơ Nông, Ia O, Ia Pếch, Ia Phí, Ia Sao và Nghĩa Hòa.

Ngày 17 tháng 8 năm 1981, sáp nhập xã Hòa Phú thuộc thị xã Pleiku (nay là thành phố Pleiku) về huyện Chư Păh quản lý.[4]

Ngày 1 tháng 2 năm 1985, thành lập thị trấn Chư Păh (thị trấn huyện lỵ của huyện Chư Păh) trên cơ sở tách làng Kép của xã Ia Pếch; làng Blang Yam và 2 hợp tác xã: Thắng Trạch, Thắng Cường của xã Ia Hrung chuyển sang.[5]

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, khi tỉnh Gia Lai được tái lập thì huyện Chư Păh thuộc tỉnh Gia Lai có 20 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Chư Păh và 19 xã: Hòa Phú, Ia Chia, Ia Dêr, Ia Dơk, Ia Dom, Ia Grai, Ia Hrung, Ia Ka, Ia Kênh, Ia Khươl, Ia Kla, Ia Krai, Ia Krêl, Ia Mơ Nông, Ia O, Ia Pếch, Ia Phí, Ia Sao, Nghĩa Hòa.[6]

Ngày 15 tháng 10 năm 1991, điều chỉnh 30.000 hécta diện tích tự nhiên và 8.706 nhân khẩu của 4 xã: Ia Dơk, Ia Dom, Ia Kla và Ia Krêl về huyện Đức Cơ mới thành lập quản lý.[7]

Huyện Chư Păh còn lại 174.170 hécta diện tích tự nhiên và 73.904 nhân khẩu với 16 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn Chư Păh và 15 xã: Hòa Phú, Ia Chia, Ia Dêr, Ia Grai, Ia Hrung, Ia Ka, Ia Kênh, Ia Khươl, Ia Krai, Ia Mơ Nông, Ia O, Ia Pếch, Ia Phí, Ia Sao, Nghĩa Hòa.

Ngày 11 tháng 11 năm 1996, Chính phủ ban hành nghị định 70-CP.[8] Theo đó:

  • Sáp nhập 29.600 ha diện tích tự nhiên với 4.274 nhân khẩu của 3 xã: Hà Tây, Đắk Tơ Ver, Chư Đăng Ya thuộc huyện Mang Yang và 4.011,7 ha diện tích tự nhiên và 5.574 nhân khẩu của 2 xã: Chư Jôr và Nghĩa Hưng thuộc thị xã Pleiku (nay là thành phố Pleiku) về huyện Chư Păh quản lý.
  • Thành lập thị trấn Phú Hoà - thị trấn huyện lỵ của huyện Chư Păh (mới) trên cơ sở 2.600 ha diện tích tự nhiên và 3.079 nhân khẩu của xã Nghĩa Hoà.
  • Chia huyện Chư Păh thành 2 huyện: Chư Păh (Mới) và Ia Grai:
    • Huyện Chư Pah (mới) có 98.354,4 ha diện tích tự nhiên và 42.258 nhân khẩu (sau tăng lên 100.954 ha diện tích tự nhiên và 45.337 nhân khẩu) với 12 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Phú Hoà (thị trấn huyện lỵ) và 11 xã: Ia Khươl, Ia Mơ Nông, Ia Ka, Ia Phí, Hoà Phú, Nghĩa Hoà (của huyện Chư Păh cũ), Hà Tây, Đắc Tơ Ver, Chư Đăng Ya (của huyện Mang Yang chuyển qua), Chư Jôr và Nghĩa Hưng (của thị xã PleiKu).
    • Huyện Ia Grai có 115.720,5 ha diện tích tự nhiên và 50.431 nhân khẩu với 10 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Chư Păh (sau khi đổi tên thành thị trấn Ia Kha) và 9 xã: Ia Sao, Ia Hrung, Ia Krai, Ia Grai (sau khi đổi tên thành xã Ia Tô), Ia Kênh, Ia O, Ia Dêr, Ia Chia, Ia Pếch.

Ngày 26 tháng 12 năm 2001, Chính phủ ban hành nghị định 100/2001/NĐ-CP[9]. Theo đó:

  • Thành lập xã Ia Nhin trên cơ sở 3.205 ha diện tích tự nhiên và 3.758 nhân khẩu của xã Ia Ka;
  • Thành lập xã Ia Ly trên cơ sở 4.844 ha diện tích tự nhiên và 4.570 nhân khẩu của xã Ia Mơ Nông.

Ngày 19 tháng 1 năm 2009, thành lập xã Ia Kreng trên cơ sở điều chỉnh 11.392,64 ha diện tích tự nhiên và 1.343 nhân khẩu của xã Ia Mơ Nông.[10]

Ngày 23 tháng 12 năm 2013, thành lập thị trấn Ia Ly trên cơ sở toàn bộ 4.845,96 ha diện tích tự nhiên và 6.350 nhân khẩu của xã Ia Ly.[11]

Ngày 1 tháng 2 năm 2020, sáp nhập xã Chư Jôr vào xã Chư Đang Ya.[12]

Huyện Chư Păh có 14 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 2 thị trấn và 12 xã như hiện nay.[2]

Kinh tế - xã hội

Huyện giàu tiềm năng về đất đai, tài nguyên, khoáng sản, du lịch và thủy điện. Đất đai trên địa bàn chủ yếu là đất đỏ bazan phù hợp với phát triển các cây công nghiệp dài ngày như: Cà phê, Hồ tiêu, cao su, bời lời...

Nền kinh tế chủ yếu của huyện là nông nghiệp với tổng diện tích gieo trồng hàng năm lên đến gần 22.000ha cây trồng các loại; trong đó, cây công nghiệp dài ngày hơn 11.000ha (chủ yếu là cà phê, cao su, hồ tiêu, bời lời); diện tích đồng cỏ và rừng tương đối lớn thuận lợi phát triển chăn nuôi.

Trên địa bàn huyện có một số cơ sở công nghiệp như: Nhà máy thủy điện Ia Ly (cách Trung tâm huyện 25 km), Nhà máy thủy điện SêSan3 (cách Trung tâm huyện khoảng 52 km), Nhà máy thủy điện Ry Ninh I và Ry Ninh II (cách Trung tâm huyện khoảng 22 – 24 km), Nhà máy Thủy điện Hà Tây (cách trung tâm huyện 30 km), Nhà máy chế biến chè - cà phê (cách Trung tâm huyện khoảng 3 km), Nhà máy sản xuất ximăng, gạch tuy nen, khí êtylen (cách Trung tâm huyện khoảng 1,5 km), Nhà máy luyện cán thép (cách Trung tâm huyện 4 km), Trạm Biến áp 500 Kv Pleiku (cách Trung tâm huyện khoảng 2 km) và đặc biệt trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội huyện đã hình thành và xây dựng cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp quy mô khoảng 53,19 ha tại địa bàn xã Ia Khươl (cách Trung tâm huyện khoảng 20 km về phía Bắc, cách thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum) khoảng 10 km), nằm trên Quốc lộ 14; đến nay, đã có 05 đơn vị đầu tư vào cụm công nghiệp, 02 đơn vị lập dự án xin đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh với kinh phí đầu tư hơn 110 tỷ đồng; nhiều doanh nghiệp đã và đang xúc tiến các thủ tục đầu tư chế biến, thu mua nông sản, cà phê, sản xuất gạch bông không nung, kinh doanh vận tải, du lịch, trồng rừng, khai thác khoáng sản, nuôi trồng thủy sản.

Ngoài ra, huyện có tiềm năng lớn về du lịch có thác Công Chúa, nhà máy thủy điện Ia Ly, làng du lịch xã Ia Mơ Nông (làng Phung, làng Kép), núi Một (xã Chư Jôr), núi Chư ĐangYa (xã Chư DangYa), ... là những thắng cảnh thu hút nhiều khách tham quan.

Nhờ khai thác tốt các tiềm năng thế mạnh nên tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm hơn 13%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nâng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ; đến nay, tỷ trọng nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 42,2%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 36,2%, thương mại - dịch vụ chiếm 21,6%; thu nhập bình quân đầu người 30,77 triệu đồng.

Lĩnh vực văn hóa xã hội có sự khởi sắc, tỷ lệ học sinh ra lớp các bậc học hàng năm đạt trên 98%; toàn huyện có 17 trường học đạt chuẩn quốc gia; các trường học tại các cụm trung tâm đều đã được tầng hóa, cơ sở vật chất ngày càng được đầu tư đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học. Đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020); có đội cồng chiêng của xã Ia Ka được mời tham gia biểu diễn nhiều nơi trong cả nước; có 72% gia đình đạt gia đình văn hoá, 84% thôn, làng, tổ dân phố đạt thôn, làng, tổ dân phố văn hoá; 100% thôn, làng xây dựng được hương ước; đơn vị văn hoá đạt 95%. Tỷ lệ hộ đói nghèo hiện tại còn 17,68% (theo tiêu chí hiện hành. Làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao chất lượng khám, điều trị bệnh cho nhân dân; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,2%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 23%; bình quân một vạn dân có 5 bác sĩ; có 14/15 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Chăm lo tốt đời sống và giải quyết kịp thời chế độ, chính sách cho người có công.

Hoạt động thương mại – dịch vụ có nhiều khởi sắc, chú trọng việc quy hoạch mạng lưới chợ nông thôn, đã đầu tư xây dựng kiên cố chợ tại các xã: Nghĩa Hưng, Hòa Phú, Ia Nhin, Ia Ly và thị trấn Phú Hòa; chợ thị trấn Phú Hòa bước đầu đã tạo thành trung tâm thương mại trong toàn huyện đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn. Tiềm năng du lịch bước đầu đã được chú trọng quy hoạch và khai thác. Các dịch vụ ngân hàng, bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển, thị trường vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa ngày càng được mở rộng, việc trao đổi, mua bán hàng hóa nông sản, cung ứng vật tự, nguyên, nhiên liệu và hàng tiêu dùng thực phẩm thiết yếu ngày càng đáp ứng đa dạng hơn.

Thắng cảnh

Trên địa bàn của huyện có núi lửa Chư Đang Ya, Biển Hồ, thác Công Chúa, nhà máy thủy điện IaLy, làng du lịch xã Ia Mnông là những thắng cảnh thu hút nhiều khách tham quan. Ngoài ra nơi đây còn có những vườn cao su, đồi chè cà phê bạt ngàn. Hàng thông lâu năm tại xã Nghĩa Hưng cũng là địa điểm mà các bạn trẻ hay lui tới. Chùa Bửu Minh cũng là một địa điểm quen thuộc của người dân quanh vùng. Với lịch sử lâu đời bậc nhất Gia Lai.

Giao thông

Đường quốc lộ 14 chạy qua giữa huyện theo hướng Bắc Nam, từ Thành Phố Kon Tum tỉnh Kon Tum, qua thị trấn Phú Hòa, sang thành phố Pleiku. quốc lộ 19 nối giữa Pleiku và Quy Nhơn

Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Ngọc Hồi – Pleiku đi qua đang được triển khai đầu tư xây dựng.

Chú thích

  1. ^ Huyện Chư Păh Lưu trữ 2012-08-20 tại Wayback Machine, Theo thông tin cung cấp từ Trang Chính phủ Việt Nam.
  2. ^ a b c Tổng cục Thống kê
  3. ^ Về Chư Pưh...
  4. ^ Quyết định 30-HĐBT năm 1981 điều chỉnh địa giới một số xã và thị trấn thuộc tỉnh Gia Lai - Kon Tum.
  5. ^ Quyết định 26-HĐBT ngày 01/02/1985 về việc phân vạch địa giới một số xã, thị trấn của một số huyện, thị xã thuộc tỉnh Gia Lai-Kon Tum.
  6. ^ Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Quốc hội ban hành.
  7. ^ Quyết định 315-HĐBT ngày 15/10/1991 về việc thành lập huyện mới Đức Cơ thuộc tỉnh Gia Lai.
  8. ^ Nghị định 70/CP ngày 11/11/1996 của Chính Phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập một số xã, thị trấn và huyện Ia Grai thuộc tỉnh Gia Lai.
  9. ^ Nghị định số 100/2001/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã thuộc các huyện Ia Grai, Chư Păh, Tỉnh Gia Lai.
  10. ^ Nghị định 02/NĐ-CP ngày 19/01/2009 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập phường thuộc thị xã An Khê, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
  11. ^ “Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2013 về việc thành lập thị trấn Ia Ly thuộc huyện Chư Păh và thị trấn Đak Pơ thuộc huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai”.
  12. ^ “Nghị quyết số 859/NQ-UBTVQH14 năm 2020 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Gia Lai”.

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia