Chương trình Colombo

Chương trình Colombo còn được gọi là Kế hoạch Colombo (tiếng Anh: Colombo Plan) là một tổ chức quốc tế với mục đích hợp tác phát triển kinh tế và xã hội trong khu vực Á châu và Thái Bình Dương. Hiệp hội này được thành lập ngày 1 Tháng Bảy năm 1951 với bảy thành viên nguyên thủy: Anh, Ấn Độ, Canada, Pakistan, New Zealand, Sri Lanka, và Úc. Tổ chức này sau phát triển để bao gồm 26 quốc gia gồm một số nước thuộc khối ASEANSAARC.

Lịch sử

Khi mới thành lập, hội mang tên Colombo Plan for Cooperative Economic Development in South and Southeast Asia, tức Chương trình Colombo để Hợp tác Phát triển Kinh tế Nam và Đông Nam Á. Năm 1977 tên hội được đổi thành Colombo Plan for Cooperative Economic and Social Development in Asia and the Pacific để phản ảnh trọng tâm địa lý mở rộng để bao gồm cả Á châu và Thái Bình Dương.

Mục đích

Chương trình Colombo đề ra mục đích phát triển khu vực bằng cách đào tạo nhân sự chuyên môn cũng như cung ứng tài lực để xây dựng hạ tầng cơ sở như cầu cống, phi trường, đường sắt, bệnh viện, nhà máy.

Thành viên

Quốc gia Năm gia nhập Năm rút khỏi
Vương quốc Anh 1950 1991
 Ấn Độ 1950
 Canada 1950 1992
 New Zealand 1950
 Pakistan 1950
 Sri Lanka 1950
 Úc 1950
Cao Miên 1951 2004
 Hoa Kỳ 1951
 Lào 1951
Việt Nam Cộng hòa 1951 1978[1][2]
 Myanmar 1952
   Nepal 1952
 Indonesia 1953
Nhật Bản 1954
 Philippines 1954
 Thái Lan 1954
 Malaysia 1957
 Singapore 1959
 Bhutan 1962
Đại Hàn Dân Quốc 1962
 Afghanistan 1963
 Maldives 1963
 Iran 1966
 Bangladesh 1972
 Fiji 1972
 Papua New Guinea 1973
Mông Cổ 2003
 Việt Nam 2003

Chú thích

  1. ^ Guy Arnold. Historical Dictionary of Aid and Development Organizations. Lanham, MD: Scarecrow Press, 1996. VNCH gia nhập năm 1951. Sau năm 1975 (đúng ra là năm 1976) thì CHXHCNVN thừa hưởng ghế của VNCH nhưng mãi đến năm 1978 thì mới rút khỏi hiệp hội này
  2. ^ “International Organizations A”.

Tham khảo

Liên kết ngoài

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia