Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn vật nuôi để sản xuất những sản phẩm như: thực phẩm, lông, và sức lao động. Sản phẩm từ chăn nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người. Chăn nuôi xuất hiện lâu đời trong nhiều nền văn hóa khác nhau kể từ khi loài người chuyển đổi từ lối sống săn bắn hái lượm sang định canh định cư.
Lịch sử
Việc chăn nuôi các loài vật bắt nguồn từ quá trình chuyển đổi lối sống của loài người sang định canh định cư chứ không còn sinh sống kiểu săn bắt hái lượm. Con người đã biết thuần hóa động vật và kiểm soát các điều kiện sống của vật nuôi. Dần theo thời gian, các hành vi tập thể, vòng đời, và sinh lý của vật nuôi đã thay đổi hoàn toàn. Nhiều động vật trong trang trại hiện đại không còn thích hợp với cuộc sống nơi hoang dã nữa. Chó đã được thuần hóa ở Đông Á khoảng 15.000 năm, dê và cừu đã được thuần hóa khoảng 8000 trước Công nguyên ở châu Á. Lợn được thuần từ 7000 trước Công nguyên ở Trung Đông và Trung Quốc. Bằng chứng sớm nhất của ngựa thuần là khoảng năm 4000 TCN.[1]
Từ gia súc (en:cattle) có nguồn gốc từ tiếng Anh cổ là "chatel", có nghĩa là tất cả các loại tài sản cá nhân di động (động sản, en:chattel),[2] được phân biệt với các bất động sản không di chuyển được .
Clutton Brock Juliet, The walking larder. Patterns of domestication, pastoralism and predation, Unwin Hyman, London 1988
Clutton Brock Juliet, Horse power: a history of the horse and donkey in human societies, National history Museum publications, London 1992
Fleming G., Guzzoni M., Storia cronologica delle epizoozie dal 1409 av. Cristo sino al 1800, in Gazzetta medico-veterinaria, I-II, Milano 1871-72
Hall S, Clutton Brock Juliet, Two hundred years of British farm livestock, Natural History Museum Publications, London 1988
Janick Jules, Noller Carl H., Rhykerd Charles L., The Cycles of Plant and Animal Nutrition, in Food and Agriculture, Scientific American Books, San Francisco 1976
Manger Louis N., A History of the Life Sciences, M. Dekker, New York, Basel 2002
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.