Chú TễuChú Tễu là một nhân vật con rối tiêu biểu trong hình thức múa rối nước tại Việt Nam.[1][2][3] Thông thường, chú Tễu luôn có hình dáng to hơn các con rối khác. Theo một nghiên cứu, chú Tễu là nhân vật xuất hiện nhiều nhất và nổi tiếng nhất trong sân khấu kịch múa rối nước truyền thống của Việt Nam.[4] Nguồn gốcChữ "Tễu" nghĩa là "tiếng cười" theo chữ Nôm.[3] Theo nhiều nguồn, nghệ nhân Phan Văn Ngải là người đã làm ra chú Tễu. Nghệ nhân Nguyễn Thế Nghị phường rối Đào Thục giải thích Tễu là đại diện cho hình ảnh anh nông dân vùng Đồng bằng Bắc bộ, còn Anh Ba Khí ở phường Đào Thục là đại diện cho cả ba miền Bắc - Trung - Nam của Việt Nam, anh Ba Khí là biểu tượng cho cái khí phách người Việt.[5][6] Tạo hình nhân vậtDựa vào nét tạo hình, chú Tễu là nhân vật khoảng 7, 8 tuổi với thân hình đầy đặn, da trắng hồng và luôn vui vẻ.[2] Chú Tễu thường đóng khố, lộ bộ ngực và bụng phệ. Để gây cười khán giả, chú Tễu đưa tay vung vẩy và quay đầu quy nghiêng ngửa.[3] Vai trò trong cảnh diễnChú Tễu là một nhân vật táo bạo, luôn chế nhạo giễu cợt. Tễu là người ra mắt, người bình luận, người tự sự, và là người trách móc quan lại tham nhũng trong nhiều vở diễn. Ở các phường rối, Tễu là nhân vật phất cờ hay châm pháo.[7] Một số người đề cập Tễu là mõ làng chuyên giúp đỡ người già, có người nghĩ Tễu là tên giết súc vật, người khác lại nói Tễu có cô vợ xinh đẹp.[3] Trong văn hóaChú Tễu là nhân vật kể chuyện trong tác phẩm văn học tôn giáo"Chú Tễu kể chuyện tết Vu Lan"trong loạt"Chú Tễu kể chuyện Tết"của nhà văn Lê Phương Liên.[8] Chú Tễu còn xuất hiện trong thơ ca, chẳng hạn bài Tễu của Hoàng Anh Tuấn (trích 4 câu thơ đầu)[9][10]:
Tham khảo
Liên kết ngoài
|
Portal di Ensiklopedia Dunia