Chính phủ Quốc gia Việt Nam Chính phủ Quốc gia Việt Nam trên danh nghĩa là cơ quan hành pháp cao nhất của Quốc gia Việt Nam. Các thành viên của Chính phủ, gồm Thủ tướng, các Tổng trưởng, Bộ trưởng và Thứ trưởng đều do Quốc trưởng bổ nhiệm bằng sắc lệnh và chịu trách nhiệm trước Quốc trưởng. Quyền hạn các thành viên chính phủ do sắc lệnh của Quốc trưởng ấn định.
Quốc trưởng cũng có quyền cách chức bất kỳ thành viên nào của Chính phủ.
Chính phủ lâm thời
Chính phủ lâm thời Quốc gia Việt Nam là chính phủ được thành lập ngày 27 tháng 5 năm 1948, nhằm chuẩn bị cho việc thành lập chính phủ chính thức của Quốc gia Việt Nam đứng đầu bởi Quốc trưởng Bảo Đại vào ngày 14 tháng 7 năm 1949.
Chính phủ Bảo Đại
Chính phủ chính thức đầu tiên, hoạt động từ ngày 14 tháng 7 năm 1949 đến 21 tháng 1 năm 1950, do Quốc trưởng Bảo Đại kiêm quyền Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Phan Long
Ngày 20 tháng 1 năm 1950, tướng Nguyễn Văn Xuân từ chức khỏi chính phủ. Quốc trưởng Bảo Đại ra Sắc lệnh số 6/QT ngày 21 tháng 1 năm 1950, chỉ định nhà báo Nguyễn Phan Long làm Thủ tướng, chuẩn bị thành lập chính phủ mới. Tuy nhiên, chính phủ tạm thời chỉ hoạt động được hoạt động đến 27 tháng 4 năm 1950 thì Thủ tướng Nguyễn Phan Long từ chức dưới áp lực của Phủ Cao ủy Pháp vì cho rằng ông có quá nhiều tư tưởng Quốc gia độc lập và tỏ ra thân Mỹ.[2]
Chính phủ Trần Văn Hữu
Hoạt động từ ngày 6 tháng 5 năm 1950 đến 3 tháng 6 năm 1952, do cựu Thủ hiến Trần Văn Hữu làm Thủ tướng.
- Chính phủ thành lập ngày 6 tháng 5 năm 1950.[3]
- Chính phủ cải tổ ngày 21 tháng 2 năm 1951.[4][5]
- Chính phủ cải tổ ngày 7 tháng 3 năm 1952.[6]
Chính phủ Nguyễn Văn Tâm
Hoạt động từ ngày 6 tháng 6 năm 1952 đến 7 tháng 12 năm 1953, do cựu Tổng trưởng Nội vụ Nguyễn Văn Tâm làm Thủ tướng.
- Chính phủ thành lập ngày 6 tháng 6 năm 1952.[7][8] Chính phủ ra mắt ngày 25 tháng 6 năm 1952
- Chính phủ cải tổ ngày 8 tháng 1 năm 1953.[9]
Chính phủ Bửu Lộc
Ngày 17 tháng 12 năm 1953, Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm đệ đơn từ chức. Quốc trưởng Bảo Đại chỉ định Hoàng thân Bửu Lộc làm Thủ tướng và thành lập nội các mới, hoạt động từ ngày 11 tháng 1 năm 1954 đến 16 tháng 6 năm 1954.
- Chính phủ thành lập ngày 11 tháng 1 năm 1954.[10][11]
Chính phủ Ngô Đình Diệm
Chính phủ cuối cùng của Quốc gia Việt Nam, do Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng, hoạt động từ ngày 16 tháng 6 năm 1954 đến 23 tháng 10 năm 1955. Ngày 26 tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, thành lập chính thể Việt Nam Cộng hòa.
- Thành phần chính phủ thành lập ngày 6 tháng 7, 1954[12]
- Thành phần chính phủ cải tổ ngày 24 tháng 9, 1954[13][14]
- Thành phần chính phủ cải tổ ngày 10 tháng 5, 1955[15]
Chú thích
- ^ Who's Who in Vietnam (pdf). Sài Gòn: Vietnam Press. 1974. tr. 830. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2022.
- ^ Ellen J. Hammer, Struggle for Indochina, 1940-1955, Stanford University Press, 1955 ISBN 9780804704588, pp. 273-274
- ^ Sắc lệnh số 37/CP ngày 6 tháng 5 năm 1950
- ^ Sắc lệnh số 10-QT ngày 21 tháng 2 năm 1951
- ^ "Biên niên Lịch sử Nam Bộ kháng chiến 1945-1975". Nhà xuất bản. CTQG, H., 2011. Dẫn theo Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua 1945- 1964, việc từng ngày, tr. 87-88.
- ^ Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua 1945-1964, việc từng ngày, tr. 107-108.
- ^ Sắc lệnh số 49/QT ngày 6 tháng 6 năm 1952
- ^ Biên niên sự kiện lịch sử Nam Bộ kháng chiến 1945-1975. Nhà xuất bản. Chính trị Quốc gia, H., 2011. Dẫn theo Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua 1945-1964, việc từng ngày, tr.111.
- ^ Biên niên sự kiện lịch sử Nam Bộ kháng chiến 1945-1975, H., Nhà xuất bản. Chính trị quốc gia, 2011, tr. 378. Dẫn theo Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua 1945-1964, việc từng ngày, tr. 121.
- ^ Sắc lệnh số 4/CP ngày 11 tháng 1 năm 1954
- ^ Biên niên sự kiện lịch sử Nam Bộ kháng chiến 1945-1975, H., Nhà xuất bản. Chính trị Quốc gia, 2011, tr. 444. Dẫn theo Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua 1945-1964, việc từng ngày, tr. 140-141.
- ^ Trần Văn Đôn, Việt Nam nhân chứng, tr. 94.
- ^ Trần Văn Đôn, Việt Nam nhân chứng, tr. 95-96.
- ^ Biên niên sự kiện lịch sử Nam Bộ kháng chiến 1945-1975, H., Nhà xuất bản. Chính trị Quốc gia, 2011, tr. 497-498. Dẫn theo Công báo Việt Nam, Sài Gòn, năm 1954.
- ^ Trần Văn Đôn, Việt Nam nhân chứng, tr. 132-133.
Tham khảo
- Lê Xuân Khoa. Việt Nam 1945-1995, Tập I. Bethesda, MD: Tiên Rồng, 2004.
|