Châu Nham tục gọi là Bãi Ớt (nay thuộc xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang), cách trấn về phía đông 22 dặm rưỡi. Đỉnh núi tròn trịa, sườn đá lởm chởm, chạy thẳng đến bờ biển; có những gành đá chênh vênh, vũng sâu bùn cát, quanh bọc 2 bên tả hữu. Trong đó có đá tinh quang, ở dưới nhiều sò vằn đỏ. Tương truyền khi Mạc Cửu còn hèn mọn đến dưới Châu Nham nhặt được viên ngọc đường kính gần cả tấc ta (gần 3,3 cm) quý vô giá, ông kính dâng lên chúa. Bên bờ Châu Nham có vực sâu, là nơi hang ổ của cátôm, chim cò bơi lội kiếm ăn từng bầy. Đây là cảnh Châu Nham lạc lộ, một trong 10 cảnh ở Hà Tiên [2].
Riêng cuốn Monographie de la Province d’Hatien do người Pháp biên soạn năm 1901, chép vắn tắt hơn, dịch: Đồi Châu Nham trong cụm Bãi Ớt, xưa che giấu một viên ngọc trai vô giá [5].
Tranh cãi
Mặc dù các sách trên đã nói rõ "Châu Nham tục gọi là Bãi Ớt", nhưng hiện nay vẫn tồn tại một ý kiến khác: Châu Nham là núi Đá Dựng.
Đây là một dãy núi đá vôi cao khoảng 100 m[6]; nay thuộc xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên [7]. Nhìn từ xa, núi như một hình thang cân, và vì các vách đá đứng nên được gọi là núi Đá Dựng.
Ý kiến này do thi sĩ Đông Hồ nêu ra trong bài Bút ký chơi Châu Nham, đăng trên Đông Pháp thời báo năm 1926. Về sau, chung quan điểm này có tác giả Huỳnh Công Tín. Ông viết:
Có ý kiến cho "Châu Nham lạc lộ" là vùng "Bãi Ớt" vì nơi đây cũng có nhiều chim cò về trú ngụ. Nhưng nếu xét trong tương quan của một cặp cảnh thì "Châu Nham lạc lộ" có lẽ thích hợp với vùng núi Đá Dựng hơn. Hơn nữa, trong bài khúc vịnh "Châu Nham lạc lộ", Mạc Thiên Tích có nói về sự gần gũi địa lý của hai cảnh đẹp này:
Đây là cảnh thứ sáu trong Hà Tiên thập cảnh, đối lại với cảnh thứ năm là Thạch Động thôn vân (Động đá nuốt mây). Cũng là cảnh động đá, nhưng ở Thạch Động thôn vân càng mơ màng diễm ảo, thì ở Châu Nham lạc lộ càng sáng sủa, phân minh. Cảnh Thạch Động, chú trọng ở điểm "thôn vân", thì cảnh Châu Nham, chú trọng ở điểm "lạc lộ". Nhất là trong nền tối hoàng hôn, sắc trắng của cánh chim càng thêm nổi rõ, khiến sắc minh bạch lại càng thêm minh bạch. Ở bài thơ này, tác giả mượn cảnh đàn chim về núi mà ví với cảnh ngộ, với cảm tình của con người đối với gia hương tổ quốc.[11]
Tương tự, GS. Lê Đình Kỵ cũng đã viết:
Châu Nham lạc lộ là nói núi Đá Dựng, nơi những đàn cò trắng sáng đi ăn ở các đầm vũng gần xa, ở bãi biển mé gành, tối bay về nghỉ trong núi. Tác giả mượn cảnh đi về của chim để nói lên tấm lòng son gắn bó với dân với nước.[12]
^Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh có sau Hà Tiên thập vịnh (1737), và chưa được khắc in. Bản hiện nay do thi sĩ Đông Hồ sưu tập được.
^“Xem”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2014.
^Đại Nam nhất thống chí do Nha Văn hóa, Phủ Quốc vụ Khanh đặc trách Văn hóa, Sài Gòn xuất bản, 1973, tr. 57.
^Nam Kỳ lục tỉnh Địa dư chí in trên Đại Việt tạp chí số 52 ra ngày 1 tháng 12 năm 1944, tr. 95.
^Monographie de la Province d’Hatien, Saigon-Imprimerie L. Ménard, 1901, tr. 59.
^Chiều cao ghi theo Bảng giới thiệu dựng tại di tích Đá Dựng. Thông tin trên website tỉnh Kiên Giang, ghi là 83 m [1]Lưu trữ 2010-01-27 tại Wayback Machine, đưa tin ngày: 27 tháng 10 năm 2005.
^Từ thị xã Hà Tiên, theo đường Quốc lộ 80 (đường đi cửa khẩu quốc tế Xà Xía) đến gần Thạch Động (khoảng 7 km), rẽ phải và đi khoảng 2, 5 km nữa là đến núi Đá Dựng.
^Theo bài viết: Châu Nham Lạc Lộ, cảnh xưa thật sự nơi đâu?, và bài Nơi phát tích bài thơ Châu Nham Lạc Lộ không phải là núi Đá Dựng. Cả hai bài đều in trong Nghiên cứu Hà Tiên, sách dẫn ở mục tham khảo. Xem thêm bài viết: "Châu Nham không phải là Đá Dựng" trên website báo Thanh niên[2], ngày 19/01/2013.
^Thi sĩ Đông Hồ giải thích từ khó hiểu: (1) Mạc: phỏng để vẽ lại. (2) Mới bạn họa danh: ý nói cảnh tượng kỳ tuyệt, không có ai phỏng theo mà vẽ cho được. (3) Kiều nhiêu: non mởn tươi đẹp. (4) Dọc dò: sâm si không đều nhau, có hình thể kỳ lạ cheo leo. (5) Man man: vạn vạn, chỉ số nhiều. (6) Rồng rồng: tả hình dáng uốn khúc như hình rồng. (7) Rơi ngân rớt phấn: Ví đàn cò bay đáp xuống từng đợt, ở xa nhìn như ngân rơi phấn rớt giữa không gian. (8) Hành dương: bãi biển Hành Dương. (9) Trắng hòa ngàn: trắng khắp cả ngàn núi, ngàn cây. (10) Ngặt ngào: biến âm của ngặt nghèo. (11) Ba sào chưa hay: mặt trời lên cao ba sào mà chưa thức. (12) Dẫu chẳng tày: dầu chẳng được như ý mong muốn (13) Ưu lạc: thong dong nhàn hạ vui vẻ. (14) Mất khi đỗ đình: mất những lúc đậu, lúc ngừng, lúc nghĩ. Đỗ đình có nghĩa là nơi căn cứ vững chắc, nơi gốc gác. (15) Kiểng: biến âm của cảnh (Văn học Hà Tiên, tr. 233-236).