Deneuve có tên khai sinh là Catherine Fabienne Dorléac, sinh tại Paris, là con gái thứ ba trong số 4 người con gái của diễn viên kịch và điện ảnh Pháp Maurice Dorléac và nữ diễn viên Renée Deneuve.
Deneuve có 3 chị em gái: Danielle Dorléac (sinh năm 1937), nữ diễn viên Françoise Dorléac (sinh năm 1942, chết trong tai nạn xe hơi ngày 26.6.1967) và Sylvie Dorléac (sinh năm 1946).[1]
Deneuve hoạt động tích cực trong các phim châu Âu trong thập niên 1960 và 1970, và hạn chế xuất hiện trong các phim MỹThe April Fools (1969) và Hustle (1975). Các vai chính của bà trong thời gian này trong các phim như Tristana (1970, lại với Buñuel) và A Slightly Pregnant Man (1973, đối đầu Marcello Mastrioanni). Trong thập niên 1980, các phim của Deneuve gồm có Le Dernier métro (1980) của François Truffaut', (trong đó bà đoạt một giải César cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất) và The Hunger (1983) của Tony Scott (trong vai ma cà rồng ái nam con gái, cùng đóng vai chính với David Bowie và Susan Sarandon, một vai mang lại cho bà một nhóm người nữ đồng tính luyến ái và người thô lỗ ủng hộ đáng kể).[4]
Năm 2000, Deneuve diễn xuất trong phim Dancer in the Dark (2000) của Lars von Trier song song với nữ ca sĩ người IcelandBjörk. Phim này là đề tài cho việc xem xét bình luận đáng kể và đã được bầu chọn đoạt Giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes. Năm 2002, bà cùng đoạt chung Giải Gấu bạc cho Toàn bộ các diễn viên xuất sắc của phim "8 Women" tại Liên hoan phim quốc tế Berlin. Năm 2005, Deneuve xuất bản quyển nhật ký A l'ombre de moi-meme ("Trong bóng của chính tôi", xuất bản bằng tiếng Anh dưới nhan đề Close Up and Personal: The Private Diaries of Catherine Deneuve); trong đó bà viết về các kinh nghiệm của mình khi đóng các phim Indochine và Dancer in the Dark. Năm 2006, Deneuve đứng đầu Ban giám khảo Liên hoan phim Venezia. Deneuve vẫn tiếp tục làm việc đều đặn, mỗi năm đóng ít nhất 2 hoặc 3 phim.
Deneuve cũng là bộ mặt của hãng nước hoa Chanel No. 5 trong thập niên 1970 và đã tạo ra việc bán vô số nước hoa này ở Hoa Kỳ, đến nỗi báo chí Mỹ, bị quyến rũ bởi vẻ duyên dáng của bà, đã đề cử bà là phụ nữ lịch thiệp nhất thế giới.[6]
Hình ảnh của bà đã được sử dụng để đại diện cho Marianne, biểu tượng quốc gia của Cộng hòa Pháp, từ năm 1985 tới năm 1989. Năm 1992, Deneuve trở thành người mẫu cho mặt hàng chăm sóc da của hãng mỹ phẩm Yves Saint Laurent. Năm 2001, bà được chọn là bộ mặt mới của hãng mỹ phẩm L'Oréal Paris.
Năm 2006, Deneuve trở thành người gợi cảm hứng thứ ba cho loạt M•A•C Beauty Icon. Deneuve và hãng Make-up Art Cosmetics hợp tác chặt chẽ trong bộ sưu tập màu và đã sẵn sàng để bán ở các ở các địa điểm của hãng M•A•C trên khắp thế giới trong tháng 2 năm 2006.
Cuối năm 2007, Deneuve bắt đầu xuất hiện trên các quảng cáo túi đựng hành lý mới của hãng Louis Vuitton.
Kinh doanh
Năm 1986, Deneuve đưa ra loại nước hoa do chính bà sản xuất Deneuve. Bà cũng thiết kế ly thủy tinh, giày dép, đồ nữ trang và thiệp chúc mừng.
Việc từ thiện
Deneuve được đề cử làm Đại sứ thiện chíUNESCO cho việc bảo vệ di sản phim năm 1994. Ngày 12.11.2003, bà từ chức để phản đối việc đề cử nhà kinh doanh PhápPierre Falcone làm đại diện ở Angola, điều đó cho phép ông ta thoát khỏi sự điều tra và truy tố về việc buôn bán vũ khí bất hợp pháp.[7]
Deneuve đòi các quyền thuộc về bà khi đại diện Marianne phải được trao cho tổ chức Ân xá Quốc tế.[8]
Douleur sans frontiers - Cuối năm 2003, Deneuve thu một chương trình truyền thanh thương mại, khuyến khích quyên góp để chống lại sự đau đớn trên toàn cầu, đặc biệt là các nạn nhân của mìn.[11]
Handicap International - Giữa tháng 7 năm 2005, Deneuve cho mượn giọng cho thông điệp thương mại truyền thanh, TV và điện ảnh, lên án việc sử dụng BASM (bom chùm).[12][13]
Voix de femmes pour la démocratie (‘’Tiếng nói của phụ nữ ủng hộ dân chủ’’) - Deneuve đọc bản văn "Le petit garçon," của Jean-Lou Dabadie, trên đĩa CD mang tên "Voix de femmes pour la démocratie." Đĩa CD này được bán lấy tiền dùng vào lợi ích của các nữ nạn nhân chiến tranh và trào lưu chính thống đấu tranh cho dân chủ.[14]
Deneuve cũng tham dự nhiều việc từ thiện trong dấu tranh chống bệnh AIDS và bệnh ung thư.[11]
Chính trị
Năm 1971, Deneuve ký tên trong Manifesto of the 343 (Manifeste des 343 salopes, Manifest of the 343 bitches). Bản tuyên ngôn này là sự gia nhập của các người ký tên đã thực hiện các việc phá thai bất hợp pháp, và do đó, tự phơi mình ra để chịu hình phạt của luật pháp.[15] Bản nguyên ngôn này được đăng trên báo Le Nouvel Observateur ngày 5.4.1971. Cùng năm, nữ luật sư Gisèle Halimi thành lập nhóm Choisir ("Chọn lựa"), để bảo vệ các phụ nữ đã ký tên vào Bản tuyên ngôn 343.
Năm 2001, Deneuve gửi một thỉnh nguyện thư do nhóm người ở Pháp tổ chức gọi là "Together Against the death penalty," tới Đại sứ quán Mỹ ở Paris.[16]
Tháng 4 năm 2007, Deneuve ký một thỉnh nguyện thư trên Internet phản đối việc đối xử ghét phụ nữ của nữ ứng cử viên tổng thống Pháp của đảng xã hội Ségolène Royal. Trên 8.000 đàn ông và phụ nữ Pháp đã ký thỉnh nguyện thư này, trong đó có nữ diễn viên Jeanne Moreau.[17]
Đời tư
Deneuve nói lưu loát các tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Anh và ít lưu loát tiếng Đức.[18] Hoạt động trong giờ rảnh rỗi và niềm say mê của bà là vẽ, làm vườn, chụp hình, đọc sách, nghe nhạc, xem phim, thời trang, cổ vật và trang trí.[11]
^Maxine Block & Anna Herthe Rothe, Marjorie Dent Candee, Charles Moritz (1978). Current Biography Yearbook. H.W. Wilson Co. tr. 98. ISBN9997377028. Catherine Deneuve has also...been called the "ice maiden" because of the aloof and enigmatic personality she has glacially portrayed in such classic art films as Polanski's Repulsion....Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
^Jones, Alice (ngày 7 tháng 3 năm 2007). “Catherine the great: Deneuve's five finest roles”. The Independent. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2008. The first and most chilling of Deneuve's classic ice-maiden roles." "Deneuve's best-known role.
^Alexander, Hilary (ngày 2 tháng 8 năm 2007). “Environmental fashion”. Daily Telegraph. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2021.