Cố vấn tài chính

Cố vấn tài chính
Nghề nghiệp
Loại nghề nghiệp
Nghề nghiệp
Ngành nghề hoạt động
Dịch vụ tài chính, ngân hàng cho cá nhân, ngân hàng, kinh doanh
Một nhân viên tư vấn tài chính

Cố vấn tài chính hay người tư vấn tài chính (tiếng Anh: financial advisor hay financial adviser) là một chuyên gia cung cấp dịch vụ tài chính cho khách hàng dựa trên tình hình tài chính của họ. Ở nhiều quốc gia, các nhân viên tư vấn tài chính phải hoàn thành khóa đào tạo cụ thể và được đăng ký với một cơ quan quản lý để có thể cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính. Tại Hoa Kỳ, một cố vấn tài chính phải trải qua kỳ thi Series 7Series 66 hoặc Series 65. Theo Cơ quan quản lý ngành tài chính Hoa Kỳ (U.S. Financial Industry Regulatory Authority, FINRA), các chỉ định về trình độ và các vấn đề tuân thủ phải được báo cáo để công chúng xem xét.[1] Khi thực hiện cung cấp dịch vụ thì tư vấn tài chính cần có khả năng xem xét toàn cảnh tình hình tài chính của khách hàng.[2] Những người tư vấn tài chính thường cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính, tùy thuộc vào các kỳ thi trình độ mà họ có và chương trình đào tạo mà họ có, các nhân viên tư vấn tài chính/cố vấn tài chính được đăng ký, không được cấp phép.[3]

Chi tiết về các vấn đề tuân thủ chính thức có thể được tìm thấy trên trang web Công bố công khai của cố vấn đầu tư (IAPD) và chi tiết về các vấn đề không chính thức có thể được tìm thấy trên Onesta. Cơ quan quản lý ngành tài chính Hoa Kỳ FINRA chỉ định các nhóm sau đây có thể sử dụng thuật ngữ tư vấn tài chính gồm môi giới, tư vấn đầu tư, chủ ngân hàng tư nhân, kế toán, luật sư, đại lý bảo hiểm và người lập kế hoạch tài chính.[4] Một nhân viên tư vấn tài chính thường được trả lương thông qua phí, hoa hồng hoặc kết hợp cả hai. Ví dụ, một cố vấn tài chính có thể được trả lương theo một hoặc nhiều cách sau:[5]

  • Phí tính theo giờ áp dụng cho dịch vụ tư vấn.
  • Phí cố định, chẳng hạn như 3.500 đô la một năm, cho việc xem xét danh mục đầu tư hàng năm hoặc 5.000 đô la cho một kế hoạch tài chính. Điều này thường được gọi là phí tư vấn cố định.
  • Hoa hồng cho các thương vụ mua bán chứng khoán thành công, chẳng hạn như 12 đô la cho mỗi giao dịch.
  • Hoa hồng (đôi khi được gọi là "phí") dựa trên số tiền đầu tư vào quỹ tương hỗ hoặc niên kim chuyển đổi (variable annuity).
  • "Phí tăng giá": khi một người mua các sản phẩm chẳng hạn như trái phiếu mà nhà môi giới nắm giữ trong kho) hoặc "phí giảm giá" khi chúng được bán.
  • Phí cho tài sản được quản lý (AUM), chẳng hạn như 1% hàng năm của tài sản được quản lý.

Chú thích

  1. ^ “Understanding Professional Designations”. FINRA. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2012.
  2. ^ Zanella, Nicola (2014). “The Financial Risks Pyramid: Taking a Holistic Approach to Financial Advice”. The Journal of Wealth Management. 17 (3): 27–34. doi:10.3905/jwm.2014.17.3.027. S2CID 155314723. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2022.
  3. ^ “What Do Financial Advisors Do?”.
  4. ^ “Selecting Investment Professionals”. FINRA. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2012.
  5. ^ “Investor Bulletin: Top Tips for Selecting a Financial Professional” (PDF). SEC: Office of Investor Education and Advocacy. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2012.

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia