Từ năm 1881-1954 Đường sắt thuộc do Pháp quản lý vì vậy các loại đầu máy thời này được sử dụng chung cho các tuyến đường sắt của Việt Nam, Campuchia, Vân Nam, Niger, Công Gô.[1]
Sau chiến tranh Đông Dương, Việt Nam tiếp quản đường sắt và các loại đầu máy cũ của Pháp, đồng thời được Trung Quốc viện trợ các loại đầu máy cũ đã qua sử dụng.[1][2]
Năm 2003, chiếc đầu máy hơi nước cuối cùng của Việt Nam được cho ngừng hoạt động[4], kết thúc hành trình 122 năm của các loại đầu máy hơi nước tại Việt Nam.
Năm 2014, một số công ti tư nhân đã thu mua các đầu máy hơi nước cũ và phục hồi chúng. Mở ra chương mới của kỷ nguyên hơi nước của Việt Nam.[4]
Bảng dưới đây bao gồm các hạng ghế thông thường được bán trên tuyến Đường sắt Thống nhất:
Loại chỗ
Mô tả
GP
Ghế nhựa, được phát khi lên tàu, ngồi tự do trên hành lang toa xe.
NC/B80
Loại chỗ ngồi cứng bằng gỗ được sắp theo cấu hình 2-2 và ngồi đối diện nhau, có bàn ăn và không có điều hòa. Mỗi toa xe có 80 chỗ. Hiện loại chỗ này chỉ còn xuất hiện trên các tàu địa phương vào các dịp tăng cường.
NCL/B80L
Loại chỗ ngồi cứng bằng gỗ được sắp theo cấu hình 2-2 và ngồi đối diện nhau, có bàn ăn nhưng có điều hòa. Mỗi toa xe có 80 chỗ. Hiện loại chỗ này chỉ còn xuất hiện trên các tàu địa phương vào các dịp tăng cường.
NML/A2T
Loại chỗ ngồi mềm bằng nệm, được sắp theo cấu hình 2-2 có điều hòa, có 2 tầng. Nửa toa ngồi theo hướng tàu chạy và một nửa ngồi đối diện, các ghế ở giữa toa đối diện vào nhau và có bàn ăn lớn, các chỗ còn lại có bàn ăn nhỏ kiểu xếp. Mỗi toa có 80 ghế. Đây là loại chỗ chỉ xuất hiện trên các tàu Sài Gòn – Phan Thiết (SPT) và Sài Gòn – Nha Trang (SNT).
NML/A64L
Loại chỗ ngồi mềm bằng nệm, được sắp theo cấu hình 2-2 có điều hòa, nửa toa ngồi theo hướng tàu chạy và một nửa ngồi đối diện, các ghế ở giữa toa đối diện vào nhau và có bàn ăn lớn, các chỗ còn lại có bàn ăn nhỏ kiểu xếp hoặc không có bàn ăn trừ ghế số 1 và 2. Mỗi toa có 64 ghế. Đây là loại chỗ phổ thông và xuất hiện hầu hết trên các tàu.
NML/A56L
Loại chỗ ngồi mềm bằng nệm, được sắp theo cấu hình 2-2 có điều hòa, nửa toa ngồi theo hướng tàu chạy và một nửa ngồi đối diện, các ghế ở giữa toa đối diện vào nhau và có bàn ăn lớn, các chỗ còn lại có bàn ăn nhỏ kiểu xếp. Mỗi toa có 56 ghế. Đây là loại chỗ cao cấp và xuất hiện hầu hết trên các tàu.
NML/A48L
Loại chỗ ngồi mềm bằng nệm, được sắp theo cấu hình 2-2, ngồi đối diện nhau, có bàn ăn lớn, có điều hòa và quầy bar. Mỗi toa có 48 ghế. Đây là loại chổ cao cấp và chỉ xuất hiện trên tàu Sài Gòn – Phan Thiết hoặc các tàu địa phương vào các dịp tăng cường.
NML/A20L
Loại chỗ ngồi mềm bằng nệm cao cấp, được sắp theo cấu hình 1-2, ngồi đối diện nhau, có bàn ăn lớn, có điều hòa và quầy bar. Mỗi toa có 20 ghế. Đây là loại chỗ cao cấp và chỉ xuất hiện trên tàu Sài Gòn P han Thiết hoặc các tàu địa phương vào các dịp tăng cường.
BnL/Bn48L
Loại chỗ nằm cứng, mỗi toa có 7 khoang, mỗi khoang có 6 giường được xếp thành 3 tầng, có bàn ăn lớn, có điều hòa, một số toa có tivi. Mỗi toa có 48 chỗ, và là loại chỗ phổ thông và xuất hiện hầu hết trên các tàu.
AnL/An28L/An24L/An20L
Loại chỗ nằm mềm, mỗi toa có 5-7 khoang, mỗi khoang có 4 giường được xếp thành 2 tầng, có bàn ăn lớn, có điều hòa, một số toa có tivi. Mỗi toa có 20, 24 hoặc 28 chỗ, và là loại chỗ phổ thông và xuất hiện hầu hết trên các tàu. Vào dịp Tết và tăng cường.