Tính từ định danh oblongus trong tiếng Latinh có nghĩa là "có hình thuôn", hàm ý đề cập đến cơ thể của loài cá này thuôn dài hơn so với Sphoeroides testudineus, đồng loại cùng chi của chúng vào thời điểm được mô tả.[4]
Cá nóc vằn sống ở vùng biển có độ sâu đến ít nhất là 20 m, tuy nhiên loài này có thể được tìm thấy ở cả vùng nước lợ của rừng ngập mặn.[6]
Mô tả
Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá nóc vằn T. oblongus là 40 cm.[11] Loài này có màu nâu ở thân trên với nhiều vết đốm trắng, nửa thân dưới màu vàng nhạt/trắng; toàn thân phủ đầy gai nhỏ.
Số tia vây ở vây lưng: 12–14; Số tia vây ở vây hậu môn: 10–12.[11]
Vào năm 2002, một vụ ngộ độc cá nóc vằn đã xảy ra ở huyện Khulna (Bangladesh). Tổng cộng có 36 nạn nhân bị ngộ độc, trong đó có 7 người tử vong. Các nạn nhân gặp tình trạng khó thở, tê môi, liệt người và đau bụng, sau đó nôn mửa, đều là những triệu chứng có liên quan đến ngộ độc tetrodotoxin, dù chất độc thực sự gây ra vẫn chưa xác định được.[13]
^Kottelat, M. (2013). The Fishes of the Inland Waters of Southeast Asia: A Catalogue and Core Bibliography of the Fishes Known to Occur in Freshwaters, Mangroves and Estuaries. The Raffles Bulletin of Zoology, 2013, Supplement No. 27: 1–663.
^Nguyễn Văn Lệ, Nguyễn Hữu Hoàng, Bùi Thị Thu Hiền (2006). “Kết quả phân tích độc tố cá nóc biển Việt Nam”(PDF). Tuyển tập Nghiên cứu Nghề cá biển. 4: 256–264. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
^R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). “Tetrodon oblongus”. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2022.
^Jawad, L. A.; Pitassy, D. E. (2015). “Record of lattice blaasop, Takifugu oblongus (Bloch, 1786) from the Sea of Oman”. Journal of Applied Ichthyology. 31 (1): 199–200. doi:10.1111/jai.12640.