Burkhan Khaldun

Dãy núi Burghan Khaldun vĩ đại và cảnh quan thiêng liêng xung quanh
Di sản thế giới UNESCO
Vị tríMông Cổ
Tiêu chuẩnVăn hóa: iv, vi
Tham khảo1440
Công nhận2015 (Kỳ họp 39)
Diện tích443.739,2 ha
Vùng đệm271.651,17 ha
Tọa độ48°45′43″B 109°00′37″Đ / 48,7619601°B 109,0102959°Đ / 48.7619601; 109.0102959
Burkhan Khaldun trên bản đồ Mông Cổ
Burkhan Khaldun
Vị trí của Burkhan Khaldun tại Mông Cổ

Burkhan Khaldun (Cyrillic: Бурхан Халдун; 48°45′14″B 108°39′50″Đ / 48,753889°B 108,66375°Đ / 48.753889; 108.66375) là một ngọn núi thuộc dãy núi Khentii, tại Khentii, đông bắc Mông Cổ. Dãy núi và khu vực liên quan của nó được đồn đại là nơi sinh của Thành Cát Tư Hãn, cũng như là nơi an nghỉ của ông. Vùng núi cũng là nơi sinh của một trong những vị tướng giỏi nhất của ông, Tốc Bất Đài.

Ngọn núi là một phần của Khu bảo tồn nghiêm ngặt Khan Khentii rộng 12.000 km² được thành lập vào năm 1992. Burkhan Khaldun có ý nghĩa tôn giáo mạnh mẽ trước khi Thành Cát Tư Hãn làm cho nơi đây trở thành một điểm nhấn mạnh mẽ. Nó được coi là ngọn núi linh thiêng ở Mông Cổ, cũng là nơi thiêng liêng nhất về Thành Cát Tư Hãn.

Ngày 4 tháng 7 năm 2015, UNESCO đã công nhận khu vực này là một Di sản thế giới tại kỳ họp lần thứ 39 của Ủy ban Di sản thế giới diễn ra tại Bonn, Đức.[1] Hệ sinh thái của nơi này phức tạp với sự đa dạng sinh học độc đáo của hệ thực vật của thảo nguyên Trung Á. Đây là nơi có 50 loài động vật và 253 loài chim.

Vị trí

Burkhan Khaldun nằm ở phía đông bắc của Mông Cổ ở giữa dãy núi Khentii. Ngọn núi được bảo vệ trong Khu bảo tồn nghiêm ngặt Khan Khentii thành lập vào năm 1992 và trải rộng trên diện tích 12.000 kilômét vuông (4.600 dặm vuông Anh).[2]

Địa lý

Burkhan Khaldun có nghĩa là "Núi thần"[3] và còn được gọi là Khentii Khan (Vua của dãy núi Khentii).[4]:12. Nó là một phần của dãy núi KhentiiKhentii, phía đông bắc Mông Cổ.[4] Đây là ngọn núi cao nhất khu vực, với độ cao tăng lên tới 2.362 mét (7.749 ft) và có hình lưỡi liềm. Nó là nguồn của một số con sông là Onon và Kherlen đổ vào sông Amur rồi chảy ra Thái Bình Dương, sông Tuul, Kharaa và Yeruu chảy về phía bắc đổ vào Sông Selenga rồi chảy ra Bắc Băng Dương. Đó là trong một hệ sinh thái phức tạp và đa dạng sinh học độc đáo được định nghĩa là "vùng chuyển tiếp từ các dạng đất băng vĩnh cửu Siberi sang thảo nguyên lớn".[3][4]:8

Lịch sử

Thành Cát Tư Hãn đã thua trận trước người Merkit và thoát khỏi cái chết bằng cách tìm kiếm sự bảo vệ trong các khu vực linh thiêng của dãy núi Burkhan Khaldun. Một bà lão đã cứu ông cùng với một vài người khác. Như một sự tôn kính lớn lao, vị Đại hãn Mông Cổ coi nó là một ngọn núi rất thiêng liêng có ý nghĩa tâm linh, và với Mặt trời ở trên cao, ông tỏ lòng kính trọng với những linh hồn của ngọn núi xung quanh, phun sữa lên không trung và tưới nó xuống đất. Ông tháo dây đeo của mình ra khỏi trang phục, rồi đeo nó quanh cổ. Tượng trưng cho hành động này là việc ông đã từ bỏ niềm kiêu hãnh của một chiến binh Mông Cổ và bày tỏ sự phục tùng các vị thần.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Các địa danh ở Trung Quốc, Iran, Mông Cổ và Singapore được ghi vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2015
  2. ^ “Burkhan Khaldun”. CNN. ngày 4 tháng 11 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2015.
  3. ^ a b Weatherford 2005, tr. 33.
  4. ^ a b c “Great Burkhan Khaldun Mountain and its surrounding sacred landscape: Nomination (Amended text)” (pdf). UNESCO organization. 2015. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2015.

Liên kết ngoài

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia