Bộ máy quan liêuBộ máy quan liêu là một thuật ngữ dùng để chỉ cơ quan của các quan chức chính phủ không được bầu cử và một nhóm người xây dựng chính sách hành chính.[1] Về mặt lịch sử, một bộ máy quan liêu là một cơ quan quản lý của chính phủ do các bộ phận có cán bộ không liên quan đến bầu cử quản lý.[2] Ngày nay, bộ máy quan liêu là hệ thống hành chính quản lý một tổ chức lớn bất kỳ.[3][4][5][6][7][8][9] Hành chính công ở nhiều quốc gia là một ví dụ của một bộ máy quan liêu. Trong ngôn ngữ thường ngày, thuật ngữ "bộ máy quan liêu" thường được dùng với nghĩa xấu.[10] Nó bị chỉ trích là không hiệu quả, phức tạp, hoặc quá cứng nhắc đối với các cá nhân.[11] Những ảnh hưởng vô nhân đạo của bộ máy quan liêu quá mức đã trở thành một chủ đề chính trong các tác phẩm của nhà văn Franz Kafka và là trung tâm của các tiểu thuyết The Trial và The Castle.[12] Việc loại bỏ bộ máy quan liêu không cần thiết là một khái niệm quan trọng trong lý thuyết quản lý hiện đại[13] và là một chủ đề trong một số chiến dịch chính trị.[14] Theo nhà lý thuyết xã hội học người Đức Max Weber (1864-1920), các tổ chức xã hội theo mô hình bộ máy quan liêu có ý nghĩa tích cực trong quá trình tổ chức và vận hành xã hội. Các tổ chức này có cấu trúc như vậy vì chúng muốn hợp lý hóa cách tổ chức hoạt động, một xu hướng của xã hội hiện đại. Xu hướng hợp lý hóa tổ chức hoạt động thể hiện ở bước chuyển mạnh mẽ từ cách thực hiện công việc tự phát, thiếu kế hoạch, định hướng giá trị truyền thống sang cách làm việc có hệ thống, được tổ chức theo quy tắc, luật lệ, định hướng mục đích và duy lý.[15] Đặc trưng
Các đặc trưng của bộ máy quan liêu giúp cho tổ chức có thể kiểm soát và điều phối hành động của các thành viên. Đây là yếu tố then chốt để tạo ra hiệu quả và năng suất vượt trội của tổ chức quan liêu so với bất kỳ một loại tổ chức xã hội nào khác. Tuy nhiên, bộ máy quan liêu cũng tạo ra một sản phẩm đặc trưng gọi là "sự bị tha hóa" - Karl Marx (1818-1883).[15] Quá trình phát triểnBộ máy quan liêu không chỉ có trong xã hội hiện đại, mà nó đã tồn tại trong các xã hội Ai Cập, Trung Quốc, La Mã cổ đại từ xa xưa, v.v... Cùng với cuộc cách mạng công nghiệp, bộ máy quan liêu xuất hiện và phát triển mạnh mẽ ở các nước phương Tây. Và quan liêu lại đẻ ra quan liêu thể hiện thành xu hướng tách những nhiệm vụ lớn thành những nhiệm vụ nhỏ hơn. Mỗi một nghề nghiệp được chuyên môn hóa và những đòi hỏi, tiêu chuẩn cũng chặt chẽ và nghiêm khắc hơn. Để đạt được những đòi hỏi, tiêu chuẩn của nghề nghiệp, người lao động phải học qua các trường lớp nhất định, nghĩa là phải được đào tạo trong những bộ máy quan liêu.[16] Các tổ chức lúc mới ra đời thường còn nhỏ, nhưng càng về sau càng lớn dần lên và có xu hướng trở thành tổ chức độc quyền, nhất là trong kinh tế. Các công ty nhỏ không thể cạnh tranh được với các tổ chức quan liêu đó. Nhằm tạo môi trường cạnh tranh tự do lành mạnh, chính phủ phải lập ra các cơ quan điều phối; điều này đã dẫn đến hình thành bộ máy quan liêu mới. Do đó cho thấy rằng, quan liêu là hiện tượng của nhiều tổ chức trong nhiều chế độ xã hội khác nhau, và gắn bó chặt chẽ với xu hướng hợp lý hóa hoạt động của con người.
Xem thêmChú thích
Đọc thêm
Liên kết ngoài
|