Bộ Ngoại giao Cộng hòa Indonesia (tiếng Indonesia: Kementerian Luar Negeri Republik Indonesia) là một bộ thuộc Chính phủ Indonesia. Trước khi luật UU 39/2008 được ban hành và có hiệu lực, bộ này được gọi là Departemen Luar Negeri Republik Indonesia, ngắn gọn là Deplu. Bộ Ngoại giao là một trong những bộ được nhắc đến trong Hiến pháp Indonesia, vì thế Thủ tướng Indonesia không có quyền giải tán bộ này.
Lịch sử
Bộ Ngoại giao Indonesia được thành lập vào năm 1945 sau khi Indonesia tuyên bố độc lập khỏi Hà Lan.[1] Trụ sở chính của bộ ban đầu nằm trong nhà để xe trong tư dinh của vị ngoại trưởng đầu tiên Achmad Soebardjo tại số 80-82 đường Cikini, Jakarta.[1] Ban đầu bộ chỉ có sáu nhân viên.[1]
Thành phần lãnh đạo
Dưới đây là danh sách các lãnh đạo của Bộ Ngoại giao Indonesia:
Tổng Giám đốc Các vấn đề Pháp lý và Điều ước quốc tế
Ahmad Rusdi
Tổng Giám đốc Lễ tân và Các vấn đề Lãnh sự
Drs. Sugeng Rahardjo
Tổng Thanh tra
Pitono Purnomo
Cục trưởng Cục Phân tích và Phát triển Chính sách
Lịch sử
Qua từng giai đoạn lịch sử, Bộ Ngoại giao Indonesia lại có chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Có thể tóm tắt như sau:
1945–50
Nhiệm vụ chính trong giai đoạn này là hỗ trợ ngoại giao:
Tận dụng mọi nỗ lực để giành sự cảm thông và hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế, xây dựng sự đoàn kết với các đối tác thuộc nhiều lĩnh vực nhằm giành sự ủng hộ và công nhận đối với nền độc lập của đất nước
Chỉ đạo tổ chức các hội nghị và ký các thỏa thuận về:
1947: Thỏa thuận Linggarjati - công nhận nền độc lập của Cộng hòa Indonesia, bao gồm các lãnh thổ Java và Madura
1948: Thỏa thuận Renville – công nhận nền độc lập của Cộng hòa Indonesia, bao gồm các lãnh thổ Java và Sumatera
1949: Hội nghị Bàn Tròn – Indonesia có hình thức là liên bang
1950: Indonesia khôi phục sự thống nhất giữa tất cả các thực thể hành chính trên lãnh thổ qua việc bãi bỏ Hội nghị Bàn Tròn.
Năm năm đầu sau ngày độc lập là giai đoạn quyết định cuộc chiến giữ nền độc lập, là một phần của lịch sử đã hình thành nên tính cách hay bản chất của nền ngoại giao Indonesia.
Tinh thần của nền ngoại giao này đã giúp Indonesia giành được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế tại Liên Hợp Quốc vào năm 1950.