Bộ Cá khế

Bộ Cá khế
Caranx ignobilis
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Nhánh Percomorphaceae
Bộ (ordo)Carangiformes
Jordan, 1923
Các họ
Xem văn bản.

Bộ Cá khế (danh pháp khoa học: Carangiformes) là một bộ cá dạng cá vược (Percomorpha hay Percomorphacea theo E. O. Wiley & G. David Johnson (2010)[1] hoặc Percomorphaceae theo R. Betancur-R. et al. (2013)[2].

Đặc trưng

Hai đặc trưng chia sẻ chung với tổ tiên gần nhất (synapomorphy) của nhóm cá dạng cá khế là: một hoặc hai đoạn xương hóa hình ống (xương tiền mũi) như là phần mở rộng của xương mũi, một đặc trưng chia sẻ chung với cá măng rổ (Toxotidae), cũng như có vảy dạng xycloit (cycloid) nhỏ[1].

Các loài cá dạng cá khế đều là cá săn mồi, thường bơi rất nhanh, có kích thước từ trung bình tới lớn, chiều dài thân từ 16 cm như ở cá say (Alepes kleinii) tới 2,5 m như ở cá cam đuôi vàng (Seriola lalandi). Chúng có thân hình thoi thon dài, lưng vồng cao, hai bên thân dẹt. Tất cả đều là cá biển, chủ yếu sống trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, và là động vật ăn thịt.

Hệ thống học

Phân loại nội bộ

Bộ Cá khế bao gồm 5 họ, được tách ra từ bộ Perciformes, với đa dạng nhất là họ Cá khế (Carangidae) gồm 30 chi và 148 loài, tiếp theo là các họ như họ Cá ép (Echeneidae) với 3 chi 8 loài, họ Cá nục heo (Coryphaenidae) gồm 1 chi 2 loài, và 2 họ đơn loài là Nematistiidaehọ Cá giò hay cá bớp (Rachycentridae)[3].

Phát sinh chủng loài

Cá ép mảnh (Echeneis naucrates)

Mối quan hệ giữa các họ trong bộ Cá khế như biểu đồ sau[4][5]:

 Carangoidei 

 Carangidae

 Nematistiidae

 Echenoidei 

 Coryphaenidae

 Rachycentridae

 Echeneidae

Quan hệ với các bộ khác

Cá thân bẹt, ở đây là cá bơn châu Âu, là họ hàng gần với Carangiformes.

Bộ Cá khế từng được xếp trong phân bộ Carangoidei, hoặc theo Nelson (2006)[3] là siêu họ Carangoidea thuộc bộ Perciformes (cận ngành) của nhánh Percomorpha. Các họ hàng gần của nhóm cá dạng cá khế bao gồm một số họ trong phân bộ Percoidei như Centropomidae (gồm cả Latidae), Leptobramidae, Menidae (cá lưỡi búa), Polynemidae, Toxotidae (cá măng rổ), hay phân họ Scombroidei như Sphyraenidae, IstiophoridaeXiphiidae (hai họ sau hiện được tách ra làm bộ Istiophoriformes)[4]. Wiley & Johnson đã nâng cấp nhóm cá dạng cá khế lên cấp bộ[1], và nó được Betancur-R. và ctv.[2], Near và ctv.[6] chấp nhận.

Mối quan hệ họ hàng gần của cá dạng cá khế với các loài cá thân bẹt (bộ Pleuronectiformes) đã được một số nghiên cứu khẳng định[7][8]

Từ nghiên cứu của Blaise Li và ctv người ta đã đề xuất một đơn vị phân loại mới là Carangimorpha (= Carangimorphariae theo Betancur-R. và ctv.) để hợp nhất tất cả các đơn vị phân loại này. Carangimorpha chỉ dựa trên các nghiên cứu phát sinh chủng loài phân tử và không còn được hỗ trợ bởi các đặc trưng hình thái học[4].

Cây phát sinh chủng loài của Carangimorpha dưới đây vẽ theo Betancur và ctv (2013)[2], cho thấy bộ Carangiformes là không đơn ngành. Các tác giả cũng coi bộ này ở tình trạng có vị trí có thể thay đổi (sedis mutabilis).

 Carangimorphariae 

Pleuronectiformes

 Carangiformes (một phần) 

Nematistiidae

 Carangiformes (một phần) 

Rachycentridae

Coryphaenidae

Echeneidae

 incertae sedis 

Sphyraenidae

Menidae

Polynemidae

 incertae sedis 

Leptobramidae

Toxotidae

Istiophoriformes

 Carangiformes (một phần) 

Carangidae

 incertae sedis 

Centropomidae

Pleuronectiformes

Ghi chú

  1. ^ a b c E. O. Wiley & G. David Johnson: A teleost classification based on monophyletic groups. Joseph S. Nelson, Hans-Peter Schultze & Mark V. H. Wilson: Origin and Phylogenetic Interrelationships of Teleosts. 2010, Verlag Dr. Friedrich Pfeil, München, Đức. ISBN 978-3-89937-107-9
  2. ^ a b c Ricardo Betancur-R., Richard E. Broughton, Edward O. Wiley, Kent Carpenter, J. Andrés López, Chenhong Li, Nancy I. Holcroft, Dahiana Arcila, Millicent Sanciangco, James C Cureton II, Feifei Zhang, Thaddaeus Buser, Matthew A. Campbell, Jesus A Ballesteros, Adela Roa-Varon, Stuart Willis, W. Calvin Borden, Thaine Rowley, Paulette C. Reneau, Daniel J. Hough, Guoqing Lu, Terry Grande, Gloria Arratia, Guillermo Ortí, 2013, The Tree of Life and a New Classification of Bony Fishes, PLOS Currents Tree of Life. 18-04-2013. Ấn bản 1, doi:10.1371/currents.tol.53ba26640df0ccaee75bb165c8c26288
  3. ^ a b Joseph S. Nelson: Fishes of the World, tr. 360-362, John Wiley & Sons, 2006, ISBN 0-471-25031-7
  4. ^ a b c Blaise Li, Agnès Dettaï, Corinne Cruaud, Arnaud Couloux, Martine Desoutter-Meniger, Guillaume Lecointre, 2/2009: RNF213, a new nuclear marker for acanthomorph phylogeny. Mol. Phylogenet. Evol., 50(2): 345-363, doi:10.1016/j.ympev.2008.11.013
  5. ^ Kurtis N. Gray, Jan R. McDowell, Bruce B. Collette, John E. Graves, 2009: A Molecular Phylogeny of the Remoras and their Relatives. Bulletin of Marine Science, 84(2): 183-198
  6. ^ Thomas J. Near, A. Dornburg, R.I. Eytan, B.P. Keck, W.L. Smith, K.L. Kuhn, J.A. Moore, S.A. Price, F.T. Burbrink, M. Friedman & P.C. Wainwright. 2013. Phylogeny and tempo of diversification in the superradiation of spiny-rayed fishes. PNAS. 101:12738-21743. doi:10.1073/pnas.1304661110
  7. ^ A.G. Little, S.C. Lougheed và C.D. Moyes, 9/2010: Evolutionary affinity of billfishes (Xiphiidae and Istiophoridae) and flatfishes (Pleuronectiformes): Independent and trans-subordinal origins of endothermy in teleost fishes. Mol. Phylogenet. Evol., 56(3): 897-904, doi:10.1016/j.ympev.2010.04.022
  8. ^ Bruce O'Toole, 2002: Phylogeny of the species of the superfamily Echeneoidea (Perciformes: Carangoidei: Echeneidae, Rachycentridae, and Coryphaenidae), with an interpretation of echeneid hitchhiking behaviour. Can. J. Zool. 80(4): 596–623, doi:10.1139/z02-031