Bồn trũng Cửu LongBồn trũng Cửu Long hay Bể Cửu Long hoặc Bể trầm tích Cửu Long[1] là một bồn trầm tích được lấp đầy bởi các vật liệu trầm tích Kainozoi[2] với bề dày trầm tích tại trung tâm khoảng 7–8 km[3]. Các trầm tích này phủ lên đá móng là các đá xâm nhập có thành phần thay đổi từ felsic đến trung tính, có tuổi từ Trias muộn - Jura sớm, Jura muộn, Creta muộn và tuổi Creta muộn - Paleogen. Địa lýBồn trũng nằm ở tọa độ 9-11 độ vĩ Bắc, 106,5-109 độ kinh Đông, với diện tích bề mặt khoảng 56.000 km²[1][a]. Bồn trũng có dạng gần giống hình bán nguyệt, kéo dài theo phương Đông Bắc-Tây Nam với phần cung lồi hướng về phía Đông Nam[4], ngăn cách với bể Nam Côn Sơn bởi đới nâng Côn Sơn, phía Tây Nam là đới nâng Khorat-Natuna và phía Đông Bắc là đới cắt trượt Tuy Hòa ngăn cách với bể Phú Khánh[3]. Địa chấtBồn trũng Cửu Long là phần sụt lún của đới mgma Đà Lạt trong Kainozoi giai đoạn Oligocene đến Miocene sớm. Toàn bộ bể nằm trong lớp vỏ lục địa được xếp vào nhóm bể rift (riptơ hay rift trong tiếng Anh) nội lục hay đới tách giãn.[5] Rift này đã phát triển trên các đá xâm nhập granit đến granodiorit có tuổi từ Jura đến Creta muộn.[6][7] Địa hình khu vực bồn trũng vào thời kỳ ngay trước giai đoạn tách giãn là miền đồng bằng trước núi[4]. Địa tầngCác thành tạo trầm tích Đệ tam được chia thành các hệ tầng: Cau (Oligocen), Dừa (Miocen hạ), Thông (Miocen trung), Nam Côn Sơn (Miocen thượng) và Biển Đông (Pliocen hạ), với tổng bề dày trầm tích Đệ tam đạt trên 5000 m.[8]
Cấu trúc, kiến tạoBồn trũng Cửu Long có 4 cấu trúc chính gồm: 1/ vùng trũng phía tây nam; 2) vùng trũng phía đông nam; 3) địa lũy trung tâm; và 4) vùng trũng phía bắc.Bồn trũng trãi qua các giai đoạn tiến hóa chính gồm:[9]
Tiềm năng dầu khíBồn trũng Cửu Long có nhiều tiềm năng về dầu-khí với trữ lượng tài nguyên dầu khí dao động trong khoảng từ 2,357 đến 3,535 tỷ tấn quy dầu (tính theo phương pháp thể tích nguồn gốc) đến 800 - 850 triệu tấn dầu quy đổi (tính theo phương pháp thể tích - xác suất), tương đương trữ lượng và tiềm năng hydrocarbon tại chỗ khoảng 3,2 đến 3,4 tỷ tấn quy dầu trong đó khoảng 70% tập trung trong đá móng, còn lại 18% tập trung trong Oligocen và 12% tập trung trong Miocen[3]. Các mỏ dầu-khí điển hình trong bồn trũng Cửu Long như (trữ lượng theo thống kê trước 2004):[10]
Xem thêmGhi chú
Tham khảo
|
Portal di Ensiklopedia Dunia