Quá trình này phải thực hiện trong điều kiện có tủ hút khí độc do chất độc nitơoxit sinh ra trong phản ứng.[2]
Ứng dụng
Bạc nitrat được dùng làm chất khởi đầu trong việc tổng hợp các hợp chất bạc khác như khử trùng, và tạo màu vàng cho thủy tinh của kính màu. Ngoài ra, bạc nitrat còn dùng để phân biệt các ionnhóm halogen với nhau (trừ AgF).
AgNO3 còn tạo một số hợp chất với NH3, như AgNO3·2NH3 là tinh thể hình chữ nhật không màu, d = 2,57 g/cm³[3] hay AgNO3·3NH3 là chất rắn màu trắng.[4]
AgNO3 còn tạo một số hợp chất với CO(NH2)2, như AgNO3·CO(NH2)2 là tinh thể không màu.[5]
AgNO3 còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như AgNO3·CS(NH2)2, AgNO3·2CS(NH2)2, AgNO3·3CS(NH2)2 đều là chất kết tủa màu trắng. Tinh thể của phức 1 phân tử thiourê nóng chảy ở 141 °C (286 °F; 414 K).[6] Phức 2AgNO3·3CS(NH2)2·2,5H2O cũng được biết đến, dưới dạng bột màu trắng, phân hủy ở 152,5–153,5 °C (306,5–308,3 °F; 425,6–426,6 K).[7]
AgNO3 còn tạo một số hợp chất với CSN3H5, như 2AgNO3·3CSN3H5 là bột màu trắng, phân hủy ở 166–167 °C (331–333 °F; 439–440 K).[7]
AgNO3 còn tạo một số hợp chất với CSe(NH2)2, như AgNO3·CSe(NH2)2, AgNO3·2CSe(NH2)2, AgNO3·3CSe(NH2)2 đều là tinh thể không màu. Chúng lần lượt bị phân hủy ở 80 °C (176 °F; 353 K), 110 °C (230 °F; 383 K) và 150 °C (302 °F; 423 K).[8]
^Toshio Yamaguchi, Oliver Lindqvist, Ingvor Svantesson, Reijo Mäkelä, Ulla Kekäläinen – The Crystal Structure of Diammine Silver Nitrate, Ag(NH3)2NO3, at 223 K. Acta Chemica Scandinavica (37a): 685–689 (tháng 1 năm 1983). doi:10.3891/acta.chem.scand.37a-0685.
^ abW. I. Stephen, A. Townshend – The reaction of silver(I) ions with organic compounds containing the HN–C=S grouping. Part II. Some thiourea derivatives. J. Chem. Soc. A, 1966, 166–168. doi:10.1039/J19660000166 (liên kết Google Sách).