Bùi San

Bùi San
Chức vụ
Nhiệm kỳ1955 – 1959
Tiền nhiệmHoàng Văn Phùng
Kế nhiệmChu Văn Tấn
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳtháng 9 năm 1976 – 1982
Phó Bí thưNguyễn Húng, Cổ Kim Thành
Tiền nhiệmchức vụ thành lập
Kế nhiệmVũ Thắng
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên
Nhiệm kỳ1 tháng 5 năm 1976 – tháng 9 năm 1976
Phó Chủ tịchNgô Đình Văn, Trần Đồng, Nguyễn VạnNguyễn Văn Đài
Tiền nhiệmchức vụ thành lập
Kế nhiệmVũ Thắng
Vị tríBình Trị Thiên
Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Bình Trị Thiên
Nhiệm kỳ1977 – 1981
Phó Chủ tịchVũ Thắng, Ngô Đình Văn, Trần Đồng, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Văn Đàm, Hồ Sĩ Thản, Lê Tư Sơn, Nguyễn Sanh
Tiền nhiệmNguyễn Húng
Kế nhiệmVũ Thắng
Thông tin cá nhân
Sinh1914
Huế
Mất2003

Bùi San (1914 - 2003) hay Đặng Trần Thi,[1] là một lão thành cách mạng, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Ủy viên Xứ ủy Trung Kỳ trước Cách mạng tháng Tám, Trưởng Tiểu ban Dân tộc Trung ương (nay là Ủy ban Dân tộc của Chính phủ Việt Nam), Trưởng đoàn chuyên gia Việt Nam ở Campuchia, Phó chủ tịch Liên hiệp công đoàn giải phóng miền Nam Việt Nam, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 4 và khóa 5. Ông là một trong những người được nhận Huân chương Hồ Chí Minh.

Tiểu sử

Bùi San sinh năm 1914 tại Huế. Ông là người dân tộc Kinh, có quê quán ở phường Phú Hội, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.[1] Tháng 8 năm 1930, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước năm 1945, ông là ủy viên Xứ ủy Trung Kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam.[2] Ông mang bí danh Đồ Anh (còn Trần Quốc Thảo mang bí danh Đồ Em),[3][4] hoặc Chín Liêm.[5]

Tháng 3 năm 1938, Báo Dân - tờ báo công khai đầu tiên của Xứ ủy Trung Kỳ - được thành lập, Bùi San là một trong những thành viên trong ban biên tập thời kỳ đầu.[6][7] Đến tháng 6 năm 1940, ông được Xứ ủy Trung Kỳ cử ra Thanh Hóa đề kiểm tra và chỉ đạo phong trào cách mạng.[8] Tháng 11, dưới sự chỉ đạo của ông, một cuộc Hội nghị đại biểu các cơ sở Đảng được triệu tập tại làng Thuần Hậu (Xuân Minh, Thọ Xuân) để đề ra phương hướng triển khai thực hiện Nghị quyết 6 của Trung ương Đảng.[9][10] Cuối năm 1940, đầu năm 1941, Bùi San cùng với Trần Quốc Thảo đã ra Hà Nội để gặp Tổng bí thư Trường Chinh, thảo luận về Hội nghị lần thứ 18 của Trung ương Đảng; cũng trong lần gặp này, ông đã nhắc đến "A.B" - một cụm từ gây nhiều suy đoán về thời kỳ này.[11]

Trong khoảng thời gian từ 1940 đến 1945, ông nhiều lần bị thực dân Pháp bắt giam tù ở nhà lao Thừa Phủ và nhà lao Buôn Ma Thuột.[12] Sau khi ra tù, từ năm 1949 đến 1953 trong kháng chiến chống Pháp, ông là Phó Bí thư Liên khu ủy Khu 5.[13] Từ năm 1955 đến năm 1959, ông là Trưởng Tiểu ban Dân tộc Trung ương trong Ban Nội chính thuộc Chính phủ Việt Nam (nay là Ủy ban Dân tộc).[14] Trong những năm 1959 đến 1960, ông đã trực tiếp chỉ đạo việc mở hành lanh chiến lược Bắc-Nam.[15]

Sau khi Việt Nam thống nhất, tỉnh Bình Trị Thiên được thành lập hợp thành từ ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên. Ngày 6 tháng 3 năm 1976, Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra quyết định số 2603-QĐNS/TW chỉ định Bùi San cùng với Cổ Kim ThànhNguyễn Húng làm Phó Bí thư lâm thời Đảng bộ tỉnh Bình Trị Thiên, Bí thư là Nguyễn Hữu Khiếu.[16]

Ngày 1 tháng 5 năm 1976, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên ra mắt tại Quảng trường Phu Văn Lâu ở thành phố Huế, Bùi San làm chủ tịch, các phó chủ tịch là Ngô Đình Văn, Trần Đồng, Nguyễn VạnNguyễn Văn Đài.[16][17]

Tháng 9 năm 1976, Bùi San được Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên - Thông báo số 2573/TBNS/TƯ.[16][18][19] (thay ông Nguyễn Hữu Khiếu được điều động nhận nhiệm vụ làm Đại sứ Việt Nam ở Liên Xô).

Năm 1977, tại vòng 2 Đại hội Đại biểu Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Bình Trị Thiên lần thứ nhất họp từ ngày 19 đến 23 tháng 5, Bùi San được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên, Cổ Kim Thành được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên.[18][20]

Năm 1981, tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Bình Trị Thiên lần thứ hai họp từ ngày 6 đến 11 tháng 1 ở thành phố Huế, Bùi San tái đắc cử chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên.[18][21]

Ngày 27 tháng 1 năm 1983, tại vòng 2 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Trị Thiên lần thứ ba họp ở thành phố Huế, Vũ Thắng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên thay thế Bùi San.[18]

Từ năm 1977 đến năm 1981, Bùi San là Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Bình Trị Thiên, các phó chủ tịch là Vũ Thắng, Ngô Đình Văn, Trần Đồng, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Văn Đàm, Hồ Sĩ Thản, Lê Tư Sơn, Nguyễn Sanh.[16]

Sau đó, Bùi San là Trưởng đoàn chuyên gia Việt Nam ở Campuchia, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 4 (1976-1982) và khóa 5 (1982-1986).[2]

Phong tặng và vinh danh

Tham khảo

  1. ^ a b “Các ủy viên trung ương Đảng - Đồng chí Bùi San”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 22 tháng 3 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  2. ^ a b c “Tên đường thành phố Huế - Đường Bùi San”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2018.
  3. ^ Kiều Mai Sơn (11 tháng 7 năm 2016). “Sai sót trong sách tiểu sử đồng chí Hoàng Quốc Việt”. Báo Nông nghiệp Việt Nam. Báo Nông nghiệp. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2018.
  4. ^ Viện lịch sử Đảng (2006). “Tạp chí lịch sử Đảng”. Số 1-6: 44. ISSN 0936-8477. OCLC 605046649. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2021 – qua Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  5. ^ Nguyễn Trọng Xuyên (2004), tr. 128
  6. ^ Nguyễn Văn Hoa & Phạm Hồng Việt (1997), tr. 38
  7. ^ Phạm Hữu Thu (6 tháng 7 năm 2018). “Báo Dân - tờ báo công khai đầu tiên của Xứ ủy Trung kỳ”. Báo Đại Đoàn Kết. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  8. ^ Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thiệu Yên (1980), tr. 83
  9. ^ Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng, tỉnh ủy Thanh Hóa (1980), tr. 42
  10. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1996), tr. 120
  11. ^ “Xung quanh vấn đề "A.B" trong tổ chức Đảng thời kỳ 1930-1945” (PDF). Xưa và Nay. Số 336: 11. tháng 6 năm 2009. ISSN 0868-331X. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  12. ^ Nguyễn Huy Minh (4 tháng 7 năm 2017). “Nhà đày Buôn Ma Thuột”. Báo Lao Động. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  13. ^ Hội đồng biên soạn lịch sử (1995), tr. 124
  14. ^ “Thủ trưởng Cơ quan làm công tác dân tộc qua các thời kỳ”. Cổng thông tin điện tử Ủy ban Dân tộc. 31 tháng 10 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2018.
  15. ^ Nguyễn Huy Ninh & Ông Đức Thuận (1998), tr. 72
  16. ^ a b c d “Văn phòng UBND tỉnh Bình - Trị - Thiên (từ 7/1976 - 30/6/1989)”. Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị. 29 tháng 11 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2018.
  17. ^ Phan Thanh Sơn (2007), tr. 262
  18. ^ a b c d “Biên niên sự kiện từ 1975 đến nay”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2018.
  19. ^ “Thông tin đường Nguyễn Công Trứ”. Ủy ban nhân dân thành phố Huế. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2018.
  20. ^ Đỗ Bang (2000), tr. 40
  21. ^ Đỗ Bang (2000), tr. 135

Nguồn

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia