Bàn
Bàn là một loại nội thất, với cấu tạo của nó hàm chứa một mặt phẳng nằm ngang (gọi là mặt bàn) có tác dụng dùng để nâng đỡ cho những vật dụng hay vật thể mà người dùng muốn đặt lên mặt bàn đó. Việc đặt các vật dụng lên mặt bàn có thể vì lý do trang trí, làm đẹp; hoặc dùng mặt bàn làm điểm tựa nhằm thực hiện một số thao tác cần thiết (viết, vẽ,...); hay đơn giản là dùng mặt bàn làm nơi chứa đồ. Vì vậy mặt bàn luôn phải được giữ trong trạng thái cân bằng; để đơn giản hóa cấu trúc thì việc chống đỡ mặt bàn thường được thực thi bởi các cột hay các giá đỡ được gọi là "chân bàn". Cấu trúc và chất liệuBàn có các bộ phận chính:
Các bộ phận phụ, thường chỉ có ở những bàn làm việc:
Các bộ phận phụ, thường chỉ có ở bàn tiếp khách:
Bàn có thể làm từ các vật liệu như gỗ, thủy tinh, kim loại, nhựa hoặc sử dụng cùng lúc nhiều chất liệu khác nhau (mặt bàn gỗ - chân kim loại, v.v.). Thông thường một bộ bàn ghế sử dụng cùng chất liệu. Chiều cao của bàn dao động trong khoảng 18 tới 30 inch (0.46 - 0.76 mét) và thường tương thích với các loại ghế hay ghế đẩu dùng chung với bàn đó. Mục đích sử dụngBàn có thể được đặt trong nhà hoặc ngoài trời, dùng để làm việc, đặt các đồ dùng, thức ăn, đồ uống. Với những cái bàn cao để làm việc và để ăn uống, thường đi kèm là những chiếc ghế ngồi để đủ chiều cao tiếp xúc vừa tầm với mặt bàn. Có một số loại bàn thấp có thể không cần ghế, người ngồi làm việc hoặc ăn uống có thể ngồi dưới sàn để tiếp xúc với mặt bàn. Bàn dùng tiếp khách thường có chiều cao thấp hơn bàn làm việc và bàn ăn, vừa tầm với ghế trường kỷ phòng khách để thư giãn. Bàn làm việc và bàn ăn thường có chân cao so với bàn tiếp khách, thiết kế đảm bảo cho người ngồi có thể cho chân dưới gầm bàn để ngồi hoạt động trên bàn trong thời gian dài với tư thế thẳng lưng không bị mỏi. Bàn làm việc để phục vụ nhu cầu của người dùng, có thể còn có thêm những thiết kế công dụng khác như ngăn kéo, cánh tủ đựng tài liệu và văn phòng phẩm; giá đựng tài liệu dựng liền với bàn; trong những trường hợp bàn có thiết kế phục vụ người dùng để máy tính trên bàn thì bàn có ngăn trượt phía dưới để bàn phím máy tính có thể kéo ra đẩy vào. Bàn làm việc thường có kích thước lớn hơn so với bàn ăn thường, với mục đích để đáp ứng nhu cầu làm việc của người sử dụng, và đảm bảo không gian làm việc rộng rãi và thoải mái. Trong khi đó, bàn ăn thông thường có thể có nhiều kích thước khác nhau để phù hợp với không gian sử dụng Phân loạiTùy theo công năng, hình dạng, kích thước, cấu trúc, ta có thể phân ra các loại bàn như sau:
Trong lịch sử cũng có một số loại bàn thông dụng như sau:
Lịch sửMột vài trong số những cái bàn đầu tiên đã được người Ai Cập chế tạo, trông chúng khá thô kệch và có vai trò đơn giản chỉ là một cái nền bằng đá để đặt vật dụng lên đó (mà không phải để dưới đất). Chúng không được dùng để phục vụ cho những người ngồi. Đồ ăn thức uống được đặt trên những tấm phản lớn đặt trên những cái cột chống to. The Egyptians made use of various small tables and elevated playing boards. Người Trung Quốc cũng biết chế tạo bàn từ rất sớm để viết hoặc vẽ. Người Hy Lạp và La Mã cũng chế tạo và sử dụng bàn khá nhiều, nhất là trong việc ăn uống (mặc dù sau khi xài thì bàn của người Hy Lạp thường bị tống xuống gầm giường). Người Hy Lạp đã sáng chế ra một loại bàn khá giống với chiếc guéridon ngày nay. Bàn của Hy Lạp và La Mã được chế tác từ cẩm thạch, gỗ hay kim loại (thường là hợp kim của bạc hay đồng), đôi khi chúng mang những chân bàn được trang trí rất cầu kỳ gọi là trapezophoron. Về sau, những chiếc bàn chữ nhật lớn hơn được chế tạo từ nhiều phần mặt bàn và cột riêng biệt. Người La Mã cũng sáng chế ra một loại bàn lớn hình bán nguyệt gọi là mensa lunata. Không có nhiều tài liệu đầu thời trung đại mô tả về các loại nội thất như các thời kỳ sau nó; và chủ yếu chỉ có các loại nội thất do tầng lớp quý tộc sử dụng mới được đề cập mà thôi. Ở đế quốc Đông La Mã, bàn được làm bằng kim loại hay gỗ, thường có 4 chân và các chân này được nối với nhau bằng 2 thanh chằng bắt chéo. Bàn ăn thường có kích thước lớn, có mặt bàn hình tròn hay bán nguyệt. Một bộ nội thất bao gồm một chiếc bàn nhỏ hình tròn kết hợp với bục giảng kinh là điều rất thường thấy thời đó, được sử dụng trong việc viết lách.[1] Ở Tây Âu, các cuộc chiến tranh dữ dội của các tộc người Giécmanh đã tàn phá nặng nề nhiều di chỉ và tài liệu lịch sử, vì vậy đa phần các kiến thức thời cổ đại đã biến mất vĩnh viễn. Nhằm thích hợp với việc di chuyển, phần nhiều các loại bàn thời trung đại là bàn kê trên niễng có cấu trúc đơn giản, mặc dù các loại bàn tròn nhỏ được chế tác với kỹ thuật làm mối nối đồ gỗ đã tái xuất hiện từ thế kỷ 15 về sau. Trong thời Trung kỳ Trung cổ, rương trở nên thông dụng và nó nhiều khi cũng được dùng thay bàn. Bàn ăn xuất hiện lần đầu vào thế kỷ 16 như là một sự cải tiến và nâng cấp của bàn kê trên niễng; những bàn ăn kiểu này khá là lớn và dài và dư khả năng để chứa thức ăn cho một bữa tiệc mặn trong đại sảnh hay phòng tiếp tân của một lâu đài. Xem thêmChú thích
Tham khảo
Liên kết ngoàiWikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Bàn.
|
Portal di Ensiklopedia Dunia