Amara Dunqas

Amara Dunqas
عمارة دنقس
Sultan của Darfur
Tại vị1504 – 1533/4
Tiền nhiệmTriều đại thành lập
Kế nhiệmNayil
Thông tin chung
Mất1533/4
Hậu duệNayil

Amara Dunqas (tiếng Ả Rập: عمارة دنقس) là quân chủ đầu tiên của Vương quốc Hồi giáo Sennar, cai trị trong khoảng thời gian 1504 - 1533/4.

Từ nguyên

"Dunqas" là một biệt hiệu mang ý nghĩa "cúi xuống với cái đầu nghiêng", ám chỉ cách ông ra lệnh cho thần dân nghênh đón mình.[1]

Tiểu sử

Theo James Bruce, Amara Dunqas đã thành lập thành phố Sennar sau khi Wad 'Ajib bị người Funj đánh bại trong một trận chiến gần Arbaji. Bằng cách này, ông chuyển kinh đô của đất nước từ Wad 'Ajib đến Arbaji để tiện theo dõi dân chúng hơn.[2]

Sau cuộc chinh phục Ai Cập của Đế quốc Ottoman năm 1517, Amara Dunqas đã sử dụng các biện pháp ngoại giao khéo léo để ngăn quân đội Ottoman tiến xa hơn lên sông Nin và chinh phục vương quốc của mình, nhờ đó đảm bảo tương lai cho đất nước.[3]

Năm 1523, nhà du hành Do Thái David Reubeni đi qua lãnh thổ của một vị vua mang tên 'Amara, người thường được xác định là Amara Dunqas.[4] Hai năm sau, đô đốc Ottoman Selman Reis đề cập vắn tắt Amara với tư cách là người cai trị một vương quốc yếu ớt và dễ dàng bị chinh phục, mặc dù rộng đến mức phải mất ba tháng để đi qua lãnh thổ.[5]

Tham khảo

  1. ^ Spaulding, Jay (1985). The Heroic Age in Sennar. Red Sea. tr. 9. ISBN 978-1569022603.
  2. ^ Bruce, Travels to Discover the Source of the Nile (1805 edition), vol. 4 p. 458
  3. ^ E.A. Wallis Budge, A History of Ethiopia: Nubia and Abyssinia, 1928 (Oosterhout, the Netherlands: Anthropological Publications, 1970)
  4. ^ S. Hillelson, "David Reubeni, an early visitor to Sennar", Sudanese Notes and Records, 16 (1933), 55-66.
  5. ^ A.C.S. Peacock (2012): "The Ottomans and the Funj sultanate in the sixteenth and seventeenth centuries". Bulletin of the School of Oriental and African Studies, 75, pp. 87-111.
Tiền nhiệm
Triều đại thành lập
Vua Sennar Kế nhiệm
Nayil

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia