Alcoholics Anonymous

Logo của Alcoholic Anonymous
Biểu tượng nơi hội họp của AA (tiếng Đức)
Nhãn tỉnh táo hoặc "chip", dùng để cho thấy thời gian người đeo đã ngừng uống chất có còn, mặt còn lại là lời cầu nguyện xin sự sáng suốt. Màu xanh ở đây có nghĩa là đã ngừng uống chất cồn trong sáu tháng; màu tím là chín tháng.

Alcoholics Anonymous (AA) là một tổ chức quốc tế hỗ trợ lẫn nhau[1] được Bill Wilson và Tiến sĩ Bob Smith thành lập năm 1935 ở Akron, Ohio. AA nói "mục đích chính" của tổ chức là để giúp đỡ người nghiện rượu "luôn tỉnh táo, và giúp đỡ những người nghiện rượu đạt được sự tỉnh táo".[1][2][3] Với các thành viên ban đầu, Bill Wilson và Bob Smith đã phát triển chương trình  12 Bước của AA bao gồm phát triển tâm linh và cá tính. Mười hai Truyền thống ban đầu của AA đã được giới thiệu trong năm 1946 để giúp các thành viên ổn định và thống nhất, tách biệt khỏi các "vấn đề" và ảnh hưởng bên ngoài.

Truyền thống AA khuyên các thành viên của nhóm ẩn danh trước truyền thông, giúp các người nghiện rượu một cách vị tha, và tránh liên kết chính thức với các tổ chức khác. Họ cũng được tư vấn chống giáo điều tránh các hệ thống thứ bậc. Các tổ chức tương tự sau đó như Narcotics Anonymous đã được xây dựng và sao chép mô hình Mười hai Bước và Mười hai Truyền thống của AA cho mục đích của riêng chúng.[4][5]

Theo khảo sát hội viên của AA năm 2014, 27% số thành viên đã không uống chất cồn hơn một năm, 24% có 1-5 năm tỉnh táo, 13% từ 5 đến 10 năm, 14% từ 10 đến 20 năm, và 22% đã hơn 20 năm tỉnh táo.[6] Nghiên cứu tính hiệu quả của AA đã tạo ra các kết quả không thống nhất. Trong khi một số nghiên cứu đã cho thấy một sự kết hợp giữa việc tham dự AA và tăng thời gian kiêng chất cồn, hoặc các kết quả khả quan khác,[7][8][9][10][11] các nghiên cứu khác lại không có.[12][13]

Ghi chú

  1. ^ a b AA Grapevine, Inc. (ngày 15 tháng 5 năm 2013), A.A. Preamble (PDF), AA General Service Office, truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2017
  2. ^ Michael Gross (2010). American Journal of Public Health (ngày 1 tháng 12 năm 2010).Quản lý CS1: tạp chí không tên (liên kết)
  3. ^ Mäkelä 1996, p. 3
  4. ^ “The Twelve Traditions”. The AA Grapevine. Alcoholics Anonymous. 6 (6). tháng 11 năm 1949. ISSN 0362-2584. OCLC 50379271.
  5. ^ Chappel, JN; Dupont, RL (1999). “Twelve-Step and Mutual-Help Programs for Addictive Disorders”. Psychiatric Clinics of North America. 22 (2): 425–46. doi:10.1016/S0193-953X(05)70085-X. PMID 10385942.
  6. ^ “Alcoholics Anonymous 2014 Membership Survey” (PDF). A.A. World Services. 2014.
  7. ^ Humphreys, Blodgett, Wagner (2014). “Estimating the efficacy of Alcoholics Anonymous without self-selection bias: an instrumental variables re-analysis of randomized clinical trials”. Alcoholism: Clinical and Experimental Research. 38 (11): 2688–94 ://www.washingtonmonthly.com/ten-miles-square/2014/12/new_data_on_the_effectiveness053125.php. doi:10.1111/acer.12557. PMC 4285560. PMID 25421504.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  8. ^ Walitzer, Dermen, Barrick (2009). “Facilitating involvement in Alcoholics Anonymous during out-patient treatment: a randomized clinical trial”. Addiction. 104 (3): 391–401. doi:10.1111/j.1360-0443.2008.02467.x. PMC 2802221. PMID 19207347.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  9. ^ Litt, Kadden, Kabela-Cormier, Petry (2009). “Changing network support for drinking: network support project 2-year follow-up”. J Consult Clin Psychol. 77 (2): 229–42. doi:10.1037/a0015252. PMC 2661035. PMID 19309183.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  10. ^ Moos, Rudolf H.; Moos, BS (tháng 6 năm 2006). “Participation in Treatment and Alcoholics Anonymous: A 16-Year Follow-Up of Initially Untreated Individuals”. Journal of Clinical Psychology. 62 (6): 735–750. doi:10.1002/jclp.20259. PMC 2220012. PMID 16538654.
  11. ^ Moos, Rudolf H.; Moos, BS (tháng 2 năm 2006). “Rates and predictors of relapse after natural and treated remission from alcohol use disorders”. Addiction. 101 (2): 212–222. doi:10.1111/j.1360-0443.2006.01310.x. PMC 1976118. PMID 16445550.
  12. ^ Ståhlbrandt, Henriettæ; Johnsson, Kent O.; Berglund, Mats (2007). “Two-Year Outcome of Alcohol Interventions in Swedish University Halls of Residence: A Cluster Randomized Trial of a Brief Skills Training Program, Twelve-Step Influenced Intervention, and Controls”. Alcoholism: Clinical and Experimental Research. 31 (3): 458–66. doi:10.1111/j.1530-0277.2006.00327.x. PMID 17295731.
  13. ^ Terra, Mauro Barbosa; Barros, Helena Maria Tannhauser; Stein, Airton Tetelbom; Figueira, Ivan; Palermo, Luiz Henrique; Athayde, Luciana Dias; Gonçalves, Marcelo de Souza; Da Silveira, Dartiu Xavier (2008). “Do Alcoholics Anonymous Groups Really Work? Factors of Adherence in a Brazilian Sample of Hospitalized Alcohol Dependents”. American Journal on Addictions. 17 (1): 48–53. doi:10.1080/10550490701756393. PMID 18214722.

Sách tham khảo

Liên kết ngoài

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia