Acid tungstic

Axit Tungstic
Mẫu hợp chất axit tungstic
Danh pháp IUPACAxit tungstic
Tên khácAxit octotungstic, Wonfram trioxit hydrat
Nhận dạng
Số CAS7783-03-1
PubChem1152
Số EINECS231-975-2
Số RTECSYO7840000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • O[W](=O)(=O)O

InChI
đầy đủ
  • 1S/2H2O.2O.W/h2*1H2;;;/q;;;;+2/p-2
Thuộc tính
Công thức phân tửH2WO4
Khối lượng mol249.85348 g/mol
Bề ngoàibột màu vàng
Khối lượng riêng5.59 g/cm³
Điểm nóng chảy100 °C (decomp)
Điểm sôi 1.473 °C (1.746 K; 2.683 °F)
Độ hòa tan trong nướcKhông hòa tan
Độ hòa tanhòa tan trong HF, amonia
Cấu trúc
Các nguy hiểm
NFPA 704

0
2
0
 
Các hợp chất liên quan
Anion khácAxit cromic,
Axit đicromic,
Axit molybdic
Cation khácLithi tungstat,
Natri tungstat,
Kali tungstat,
Rubiđi tungstat,
Caesi tungstat,
Franci tungstat
Hợp chất liên quanWolfram(VI) fluoride,
Wolfram(VI) chloride,
Wolfram(VI) bromide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Axit Wolframic (hay còn gọi là Axit Tungstic) là các dạng hydrat của wolfram trioxit, WO3. Dạng đơn giản nhất, Hydrat, là WO3·H2O, Hydrat WO3·2H2O cũng được biết đến.

Cấu trúc rắn của WO3·H2O bao gồm các lớp của khối 8 mặt kết hợp với các đơn vị WO5(H2O) có cùng chung 4 đỉnh.[1] Các dihydrat có cùng cấu trúc với các phân tử mở rộng H2O đan xen giữa các lớp.[1] Dạng monohydrat là chất rắn màu vàng và không tan trong nước. Tên cũ của axit là 'axit wolframic'. Axit này được khám phá lần đầu bởi nhà khoa học Carl Wilhelm Scheele năm 1781.

Tính chất hoá học

Axit wolframic có thể tác dụng với một số kim loại như kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm, sắt,...

H2WO4 + 2K → K2WO4 + H2

(không màu)

H2WO4 + Ca → CaWO4 + H2

(trắng)

3H2WO4 + 2Al → Al2(WO4)3 + 3H2

(trắng)

H2WO4 + Fe → FeWO4 + H2
(đen)

Axit chỉ tồn tại trong dung dịch, khi đun nóng bị phân huỷ thành wolfram trioxit:

H2WO4 → WO3 + H2O

Điều chế

Axit wolframic được điều chế bằng cách cho wolfram trioxit tác dụng với nước:

WO3 + H2O → H2WO4

Tham khảo

  1. ^ a b Wells, A.F. (1986). Structural inorganic chemistry (ấn bản thứ 5). Oxford [Oxfordshire]: Clarendon Press. ISBN 0-19-855370-6.