Acetazolamide

Acetazolamide
Skeletal formula of acetazolamide
Ball-and-stick model of the acetazolamide molecule
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiDiamox, Diacarb, tên khác
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
Danh mục cho thai kỳ
  • AU: B3
  • US: C (Rủi ro không bị loại trừ)
Dược đồ sử dụngđường miệng hoặc tiêm tĩnh mạch
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
Dữ liệu dược động học
Liên kết protein huyết tương70–90%[1]
Chuyển hóa dược phẩmKhông[1]
Chu kỳ bán rã sinh học2–4 giờ [1]
Bài tiếtNước tiểu (90%)[1]
Các định danh
Tên IUPAC
  • N-(5-Sulfamoyl-1,3,4-thiadiazol-2-yl)acetamide
Số đăng ký CAS
PubChem CID
IUPHAR/BPS
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEBI
ChEMBL
Phối tử ngân hàng dữ liệu protein
ECHA InfoCard100.000.400
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC4H6N4O3S2
Khối lượng phân tử222,24 g·mol−1
Mẫu 3D (Jmol)
Điểm nóng chảy258 đến 259 °C (496 đến 498 °F)
SMILES
  • NS(=O)(=O)c1nnc(s1)NC(=O)C
Định danh hóa học quốc tế
  • InChI=1S/C4H6N4O3S2/c1-2(9)6-3-7-8-4(12-3)13(5,10)11/h1H3,(H2,5,10,11)(H,6,7,9) ☑Y
  • Key:BZKPWHYZMXOIDC-UHFFFAOYSA-N ☑Y
  (kiểm chứng)

Acetazolamide, được bán dưới tên thương mại Diamox cùng với một số những tên khác, là một loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tăng nhãn áp, động kinh, say độ cao, tê liệt định kỳ, tăng áp lực nội sọ vô căn, và suy tim.[2][3] Thuốc có thể được sử dụng lâu dài để điều trị bệnh tăng nhãn áp góc mở và ngắn hạn cho bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính cho đến khi phẫu thuật có thể thực hiện được.[4] Chúng có thể được uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch.[2]

Tác dụng phụ thường gặp bao gồm tê, ù tai, chán ăn, ói mửa và buồn ngủ.[2] Thuốc không được khuyến cáo sử dụng cho những người có vấn đề về thận, vấn đề về gan, hoặc những người bị dị ứng với sulfonamid.[2][3] Acetazolamide thuộc nhóm thuốc lợi tiểu và chất ức chế carbonic anhydrase.[2] Chúng hoạt động bằng cách giảm lượng ion bicarbonate trong cơ thể.[2]

Acetazolamide được đưa vào sử dụng trong năm 1952.[5] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[6] Acetazolamide có sẵn dưới dạng thuốc gốc.[2] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng 1,40 đến 16,93 USD cho mỗi tháng dùng thuốc.[7] Tại Hoa Kỳ, chi phí bán buôn là khoảng 125,34 USD mỗi tháng.[8]

Chú thích

  1. ^ a b c d “Diamox Sequels (acetazolamide) dosing, indications, interactions, adverse effects, and more”. Medscape Reference. WebMD. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2014.
  2. ^ a b c d e f g “Acetazolamide”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  3. ^ a b Smith, SV; Friedman, DI (ngày 30 tháng 7 năm 2017). “The Idiopathic Intracranial Hypertension Treatment Trial: A Review of the Outcomes”. Headache. 57 (8): 1303–1310. doi:10.1111/head.13144. PMID 28758206.
  4. ^ WHO Model Formulary 2008 (PDF). World Health Organization. 2009. tr. 439. ISBN 9789241547659. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  5. ^ Sneader, Walter (2005). Drug Discovery: A History (bằng tiếng Anh). John Wiley & Sons. tr. 390. ISBN 9780471899792. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2016.
  6. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  7. ^ “Acetazolamide”. International Drug Price Indicator Guide. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  8. ^ “NADAC as of 2016-12-07 | Data.Medicaid.gov”. Centers for Medicare and Medicaid Services. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2016.

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia