Acanthurus dussumieri

Acanthurus dussumieri
A. dussumieri gần trưởng thành
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Acanthuriformes
Họ (familia)Acanthuridae
Chi (genus)Acanthurus
Loài (species)A. dussumieri
Danh pháp hai phần
Acanthurus dussumieri
Valenciennes, 1835
Danh pháp đồng nghĩa
  • Acanthurus lamarrii Valenciennes, 1835
  • Acanthurus undulatus Valenciennes, 1835

Acanthurus dussumieri là một loài cá biển thuộc chi Acanthurus trong họ Cá đuôi gai. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1835.

Từ nguyên

Từ định danh dussumieri được đặt theo tên của Jean-Jacques Dussumier, một thương gia người Pháp rất thích du hành bằng đường biển, là người đã thu thập mẫu định danh của loài cá này.[2]

Phạm vi phân bố và môi trường sống

Từ bờ biển phía nam bán đảo Ả Rập dọc theo đường bờ biển Đông Phi, A. dussumieri được phân bố trải dài về phía đông đến quần đảo Hawaiiquần đảo Line, băng qua những vùng biển thuộc khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (trừ phần lớn khu vực Trung Thái Bình Dương), ngược lên phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bản (gồm cả quần đảo Ryukyuquần đảo Ogasawara), giới hạn phía nam đến bờ đông Úc (gồm cả rạn san hô Great Barrierđảo Lord Howe), xa nhất là đến quần đảo Kermadec (phía bắc New Zealand).[1][3][4]

Việt Nam, A. dussumieri được ghi nhận tại cù lao Chàm (Quảng Nam) và quần đảo Trường Sa,[5] cũng như tại quần đảo Hoàng SaCồn Cỏ (Quảng Trị).[6]

A. dussumieri thường sống tập trung trên các rạn san hô viền bờ ở độ sâu hơn 10 m, và có thể sâu đến 131 m như đã được nhìn thấy ở Hawaii;[1] cá con được tìm thấy ở khu vực có nhiều tảo phát triển.[3]

Mô tả

A. dussumieri với vây đuôi nhiều đốm đen

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở A. dussumieri là 54 cm, nhưng thường được quan sát với kích thước phổ biến là 35 cm.[7] Loài cá này có một ngạnh sắc màu trắng chĩa ra ở mỗi bên cuống đuôi; rãnh của ngạnh này được viền đen.[8]

Cơ thể hình bầu dục thuôn dài, màu nâu nhạt (hoặc phớt vàng) với những vân sọc gợn sóng màu xanh lam nhạt ở trên đầu và hai bên cơ thể. Một dải màu vàng cam băng ngang mắt, lan rộng thành một đốm ngay sau mắt. Phần mang cá có màu đen. Vây lưng và vây hậu môn màu vàng, có dải xanh lam ở gốc (giữa vây của cá con còn có thêm nhiều sọc xanh tương tự) và được viền màu xanh óng ở rìa. Vây đuôi màu xanh thẫm với nhiều đốm đen, có dải vàng ở gốc đuôi (lõm sâu ở cá trưởng thành). Vây ngực và vây bụng màu vàng nâu nhạt.[7][8]

Vây đuôi có nhiều đốm đen giúp phân biệt A. dussumieri với những loài Acanthuruskiểu hình tương tự.[9]

Số gai ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 25–27; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 24–26; Số tia vây ở vây ngực: 16–17; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số lược mang: 23–26.[8]

Sinh thái học

A. dussumieri thường sống đơn độc, có khi hợp thành từng đàn nhỏ.[7] Thức ăn của chúng là tảo, bao gồm các loại tảo lục, tảo lamtảo cát, cũng bao gồm cả trầm tíchvụn hữu cơ.[3]

Tuổi thọ cao nhất được biết đến ở A. dussumieri là 28 năm tuổi.[10]

Đánh bắt

A. dussumieri là một trong những loài cá thực phẩm được tiêu thụ phổ biến ở Papua New Guinea. Đây cũng là một loài hải sản có giá trị trong ngành thủy sản thương mại tại Hawaii.[1] Ở một số nơi trong khu vực phân bố, loài này thường vô tình được đánh bắt, chủ yếu là bằng bẫy.[7]

A. dussumieri cũng được nuôi làm cá cảnh, với giá bán trực tuyến dao động từ 80 đến gần 800 USD một con tùy theo kích cỡ.[1]

Tham khảo

  1. ^ a b c d e J. H. Choat; J. McIlwain; R. Abesamis; K. D. Clements; R. Myers; C. Nanola; L. A. Rocha; B. Russell; B. Stockwell (2012). Acanthurus dussumieri. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2012: e.T177981A1510126. doi:10.2305/IUCN.UK.2012.RLTS.T177981A1510126.en. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2020.
  2. ^ C. Scharpf; K. J. Lazara (2020). “Order ACANTHURIFORMES (part 2)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2020.
  3. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Acanthurus dussumieri trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2024.
  4. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Acanthurus dussumieri. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2022.
  5. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2002). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  6. ^ Võ Văn Phú; Lê Văn Quảng; Dương Tuấn Hiệp; Nguyễn Duy Thuận (2011). “Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá rạn san hô ven bờ đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị” (PDF). Tạp chí Khoa học Đại học Huế. 64: 85–98. doi:10.26459/jard.v64i1.3092. ISSN 2615-9708.
  7. ^ a b c d D. Woodland (2001). K. E. Carpenter; V. H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Vol. 6. Bony fishes part 4 (Labridae to Latimeriidae), estuarine crocodiles, sea turtles, sea snakes and marine mammals (PDF). FAO Species Identification Guide for Fishery Purposes. FAO. tr. 3667. ISBN 978-9251045893.
  8. ^ a b c John E. Randall; Gerald R. Allen; Roger C. Steene (1998). The Fishes of the Great Barrier Reef and Coral Sea. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 421. ISBN 978-0824818951.
  9. ^ Joe Shields (biên tập). Acanthurus dussumieri Acanthurus”. Reef Life Survey. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2020.
  10. ^ J. H. Choat; D. R. Robertson (2002). “Chapter 3. Age-based studies on coral reef fishes” (PDF). Trong P. F. Sale (biên tập). Coral Reef Fishes. tr. 57–80. doi:10.1016/B978-012615185-5/50005-0.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia