64 Angelina

64 Angelina
Mô hình 3D dựa trên đường cong ánh sáng của Angelina
Khám phá
Khám phá bởiErnst Wilhelm Tempel
Ngày phát hiện4 tháng 3 năm 1861
Tên định danh
(64) Angelina
Phiên âm/ˌænəˈlnə/ AN-jə-LEE-nə[2]
A861 EA
Vành đai chính[1]
Tính từAngelinian (/ˌænəˈlɪniən/ AN-jə-LIN-nee-ən)
Đặc trưng quỹ đạo
Kỷ nguyên 31 tháng 12 năm 2006
(JD 2.454.100,5)
Điểm viễn nhật451,375 Gm (3,017 AU)
Điểm cận nhật351,784 Gm (2,352 AU)
401,580 Gm (2,684 AU)
Độ lệch tâm0,124
1606,452 ngày (4,40 năm)
107,758°
Độ nghiêng quỹ đạo1,308°
309,285°
179,641°
Đặc trưng vật lý
Kích thước48 x 53 km[3]
52 ± 10 km[4]
60 x 53 x 45 km[5]
Khối lượng1,5×1017 kg (giả định)[6]
8,752 giờ[1] (0,365 ngày)
0,28 [7]
0,157 (IRAS)[1]
Tiểu hành tinh kiểu E
7,67 [1]

Angelina /ˌænəˈlnə/ (định danh hành tinh vi hình: 64 Angelina) là một tiểu hành tinh có kích thước trung bình ở vành đai chính, có đường kính khoảng 50 km. Noa là một tiểu hành tinh kiểu E bất thường.

Phát hiện và tên gọi

Angelina được nhà phát hiện nhiều sao chổi Ernst W. Tempel phát hiện ngày 4 tháng 3 năm 1861, và là tiểu hành tinh đầu tiên trong số 5 tiểu hành tinh do ông phát hiện. Nó được đặt theo tên trạm thiên văn ở Marseille, Pháp do Franz Xaver von Zach dựng lên.[8]

Đặc trưng vật lý

Angelina là tiểu hành tinh kiểu E không phổ biến; Nó là tiểu hành tinh kiểu E lớn thứ ba, sau 44 Nysa55 Pandora và có suất phản chiếu đặc biệt cao.[9] Tính đến năm 1991, nó được cho là có bán kính trung bình khoảng 30 km.[10]

Trở lại khi các tiểu hành tinh thường được cho là có suất phản chiếu thấp, Angelina được cho là tiểu hành tinh lớn nhất thuộc kiểu này, nhưng nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng đường kính của nó chỉ bằng một phần tư so với những gì được giả định trước đây, một lỗi gây ra bởi độ sáng đặc biệt của nó. Các tính toán truyền thống cho rằng vì Angelina có cấp sao tuyệt đối là 7,7 và suất phản chiếu là 0,15,[1] đường kính của nó sẽ vào khoảng 100 km. Tuy nhiên, lần che khuất năm 2004 cho thấy mặt cắt ngang chỉ 48x53 km.[3] Angelina được quan sát bởi kính viễn vọng vô tuyến Arecibo vào tháng 1 năm 2010.[5]

Các tiểu hành tinh kiểu E toả sáng bất thường khi chúng ở gần vị trí đối diện với Mặt Trời. Hiện tượng này cũng xảy ra với các vệ tinh Io, GanymedeEuropa của Sao Mộc cũng như vệ tinh Iapetus của Sao Thổ.

Tham khảo

  1. ^ a b c d e “JPL Small-Body Database Browser: 64 Angelina”. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2010. 2010-06-01 last obs
  2. ^ “Angelina”. Từ điển tiếng Anh Oxford . Nhà xuất bản Đại học Oxford. (Subscription or participating institution membership required.)
  3. ^ a b David Dunham (July 2–3, 2004). “IOTA Meeting, Apple Valley, Calif”. IOTA. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2007.
  4. ^ Ďurech, Josef; Kaasalainen, Mikko; Herald, David; Dunham, David; Timerson, Brad; Hanuš, Josef; và đồng nghiệp (2011). “Combining asteroid models derived by lightcurve inversion with asteroidal occultation silhouettes” (PDF). Icarus. 214 (2): 652–670. arXiv:1104.4227. Bibcode:2011Icar..214..652D. doi:10.1016/j.icarus.2011.03.016. S2CID 119271216. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2012.
  5. ^ a b Shepard, Michael K.; Harris, Alan W.; Taylor, Patrick A.; Clark, Beth Ellen; Ockert-Bell, Maureen; Nolan, Michael C.; và đồng nghiệp (2011). “Radar observations of Asteroids 64 Angelina and 69 Hesperia” (PDF). Icarus. 215 (2): 547–551. arXiv:1104.4114. Bibcode:2011Icar..215..547S. doi:10.1016/j.icarus.2011.07.027. S2CID 119290080.
  6. ^ Using a spherical radius of 26 km; volume of a sphere * density of 2 g/cm³ yields a mass (m=d*v) of 1.472E+17 kg
  7. ^ Morrison, D.; Chapman, C. R. (1976). “Radiometric diameters for an additional 22 asteroids”. Astrophysical Journal. 204: 934–939. Bibcode:1976ApJ...204..934M. doi:10.1086/154242.
  8. ^ Schmadel, Lutz D. (2003). Dictionary of Minor Planet Names. Springer Science & Business Media. tr. 21. ISBN 978-3-540-00238-3.
  9. ^ Kiselev, N.N; Shakhovskoy, N.M; Efimov, Yu.S (1996), “On the Polarization Opposition Effect of E-Type Asteroid 64 Angelina”, Icarus, 120 (2): 408, Bibcode:1996Icar..120..408K, doi:10.1006/icar.1996.0060
  10. ^ Lionel Wilson and Klaus Keil - Explosive Eruptions on Asteroids: The Missing Basalts on the Aubrite Parent Body - Abstracts of the Lunar and Planetary Science Conference, volume 22, page 1515, (1991)

Liên kết ngoài

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia