259 Aletheia

259 Aletheia
Khám phá [1]
Khám phá bởiChristian H. F. Peters
Nơi khám pháĐài quan sát Litchfield
Ngày phát hiện28 tháng 6 năm 1886
Tên định danh
(259) Aletheia
Phiên âm/æləˈθə/[3]
Đặt tên theo
Aletheia[2]
A886 MA, 1947 LD
vành đai chính
Tính từAletheian
Đặc trưng quỹ đạo[1]
Kỷ nguyên 9 tháng 8 năm 2022
(JD 2.459.800,5)
Tham số bất định 0
Cung quan sát45.103 ngày (123,49 năm)
Điểm viễn nhật3,5353 AU
Điểm cận nhật2,7347 AU
3,1350 AU
Độ lệch tâm0,1276
5,55 năm (2027,5 ngày)
71,260°
Độ nghiêng quỹ đạo10,813°
86,864°
168,07°
Trái Đất MOID1,7114 AU (256,02 Gm)
Sao Mộc MOID1,52862 AU (228,678 Gm)
TJupiter3,173
Đặc trưng vật lý
Kích thước178,60 km
190,05±6,82 km[4]
Khối lượng(7,79±0,43)×1018 kg[4]
Mật độ trung bình
2,16 ± 0,26[4] g/cm3
8,143 giờ
0,0436
7,76

Aletheia /æləˈθə/ (định danh hành tinh vi hình: 259 Aletheia) là một tiểu hành tinh rất lớn ở vành đai chính. Ngày 28 tháng 6 năm 1886, nhà thiên văn học người Mỹ gốc Đức Christian H. F. Peters phát hiện tiểu hành tinh Aletheia khi ông thực hiện quan sát tại Đài quan sát Litchfield, Clinton, New York và đặt tên nó theo tên nữ thần sự thật Aletheia trong thần thoại Hy Lạp.[2] Tiểu hành tinh Aletheia tối và thuộc kiểu X (Tholen: kiểu CP) có thành phần cấu tạo không đồng nhất có lẽ là cacbonat nguyên thủy.

Richard P. BinzelSchelte Bus đã cho biết thêm về tiểu hành tinh này trong một nghiên cứu sóng ánh sáng xuất bản năm 2003. Dự án đó gọi là Small Main-belt Asteroid Spectroscopic Survey, Phase II hay SMASSII, dựa trên việc nghiên cứu các tiểu hành tinh vành đai chính trước đây. Dữ liệu quang phổ về bước sóng có thể thấy được (0,435-0,925 micromét), đã được thu thập từ tháng 8 năm 1993 tới tháng 3 năm 1999.[5][6]

Dữ liệu đường cong ánh sáng cũng đã được các nhà quan sát ở đài thiên văn Antelope Hill - đài thiên văn chính thức, do Trung tâm Tiểu hành tinh chỉ định - ghi.[7]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ a b “JPL Small-Body Database Browser: 259 Aletheia” (2015-09-15 last obs.). Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực. Truy cập 14 tháng 10 năm 2015.
  2. ^ a b Schmadel, Lutz D. (2003). Dictionary of Minor Planet Names – (259) Aletheia. Springer Berlin Heidelberg. tr. 38. doi:10.1007/978-3-540-29925-7_260. ISBN 978-3-540-29925-7.
  3. ^ 'Alethia' in Noah Webster (1884) A Practical Dictionary of the English Language, with -eia pronounced as in 'Hygeia', 'apatheia', etc.
  4. ^ a b c Carry, B. (tháng 12 năm 2012), “Density of asteroids”, Planetary and Space Science, 73 (1): 98–118, arXiv:1203.4336, Bibcode:2012P&SS...73...98C, doi:10.1016/j.pss.2012.03.009. See Table 1.
  5. ^ Bus, S., Binzel, R. P. Small Main-belt Asteroid Spectroscopic Survey, Phase II. EAR-A-I0028-4-SBN0001/SMASSII-V1.0. NASA Planetary Data System, 2003.
  6. ^ JPL Small-Body Database Browser
  7. ^ “Lightcurve Results”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2010.

Liên kết ngoài

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia