Đi bộ
Đi bộ là hình thức vận động tự nhiên chủ yếu của các động vật có chân nhằm di chuyển cơ thể từ vị trí này đến vị trí khác trong điều kiện tốc độ và dáng đi bình thường và thường chậm hơn so với chạy. Đi bộ là hình thức di chuyển cơ bản và phổ biến của con người và các loại động vật có chân.[1] Nó là hình thức di chuyển căn bản đơn giản và áp dụng nhiều trong đời sống xã hội con người như đi bộ khi làm việc (nội trợ, văn phòng, đi kiểm tra, bốc xếp...) đi bộ khi hành quân và đi bộ thể dục.[2] Ngày nay trong xã hội loài người, nhiều phương tiện giao thông ra đời đã giúp con người ngày càng ít sử dụng việc đi bộ làm phương tiện di chuyển chính, nhất là khi đi đến những địa điểm xa và đi bộ dần trở thành một môn thể thao rèn luyện, bảo vệ sức khỏe hàng ngày và được nhiều người lựa chọn[3] do đi bộ thể dục là hình thức nhẹ nhàng nhất trong các môn vì nó tương đối ít tốn năng lượng và ít cần đến trang thiết bị đi kèm.[2] Về tốc độMặc dù đi bộ tốc độ có thể khác nhau rất nhiều tùy thuộc vào các yếu tố như chiều cao, cân nặng, tuổi tác, giới tính, tính cách, địa hình, bề mặt, văn hóa, sự nỗ lực, và các điều kiện về tập thể dục, tuy nhiên tốc độ đi bộ của con người trung bình khoảng 5,0 km mỗi giờ (km/h), hoặc khoảng 3,1 dặm một giờ (mph). Nghiên cứu cụ thể đã được tìm thấy tốc độ đi bộ dành cho người đi bộ khác nhau, từ 4,51 km/h đến 4,75 km/h đối với trẻ em, và từ 5,32 km/h đến 5,43 km/h đối với người lớn, mặc dù tốc độ đi bộ nhanh có thể đạt khoảng 6,5 km/h.[4][5][6] Một đứa bé bình thường có thể chập chững và tấp tểnh biết đi vào khoảng 11 tháng tuổi với tốc độ chậm.[7] Các kiểu đi bộMột số kiểu đi bộ chính có thể kể đến là:[cần dẫn nguồn]
Hoặc có thể phân loại thành 07 kiểu đi bộ cụ thể là:[8]
Lợi íchĐi bộ nếu đúng cách sẽ giúp con người có nhiều lợi ích về sức khỏe, cụ thể là: Đi bộ từ 30 đến 60 phút mỗi ngày giúp cho cơ thể dẻo dai, làm giảm lượng đường trong máu, giảm nguy cơ bệnh tim, bệnh tiểu đường, giảm tai biến mạch máu não và giảm nguy cơ bị gãy xương háng đi bộ nhanh hàng ngày có thể giúp giảm 1/2 nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ,[9] giảm khoảng 30% nguy cơ ung thư vú.[10] Khi con người đi bộ đúng phương pháp sẽ góp phần làm cho hệ cơ bắp thêm dẻo dai, xương khớp vận động tốt, hệ tuần hoàn lưu thông một cách thông suốt và mạnh mẽ hơn, đi bộ có tác dụng tốt cho những người bị bệnh lý về tim mạch, đi bộ còn giúp làm mạnh mẽ và an tĩnh thần kinh, phòng tránh nhức đầu, mất ngủ, và chứng trầm cảm,[8] ngoài ra đi bộ còn giúp hạ huyết áp, phòng ngừa cảm cúm và là liệu pháp giảm béo tốt nhất và tạo cho con người có eo thon thả và dáng người gọn gàng, đẹp.[11] Ngoài ra, đi bộ sẽ giúp tâm trạng thư thái, thoải mái vì do tập trung tâm trí vào thời điểm hiện tại và kết nối với thiên nhiên,hiểu biết thêm về môi trường sinh học.[12] Mặc dù vậy khi đi bộ, con người cũng có thể gặp một số nguy cơ về sức khỏe, nhất là khi đi bộ không đúng cách, cụ thể là đi bộ đôi khi làm đầu gối,bắp chân đau đến nỗi không thể đi lại, đối với nhiều người mắc bệnh loãng xương, càng cố gắng đi bộ thì hai gối càng bị đau, sau một thời gian thì không thể đi được nữa. Đi bộ có thể gây đau nhức, làm thoái hoá khớp do tất cả trọng lượng của cơ thể đè nặng lên hai chân nhất là vùng gối và gây ra biến động chi dưới khi quá tải do phải di chuyển nhiều. Đối với phụ nữ mang bầu, có quan điểm từ trước ở Việt Nam cho rằng đi bộ dễ đẻ, tuy nhiên các bác sĩ cho rằng điều đó chỉ đúng nếu đi bộ đúng cách và với liều lượng vừa phải nếu không sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và gây ra hậu quả đáng tiếc. Lời khuyênĐối với con người, đi bộ thể thao hay đi bộ tập thể dục có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên đi bộ phải đúng phương pháp và cách thức mới đạt hiệu quả cao nhất. Có nhiều quan điểm nêu lên cách thức đi bộ đúng cách để đạt hiểu quả. Theo đó đi bộ nên đi tự nhiên, tránh quá gò bó theo kỹ thuật. Một số các thức, yêu cầu đi bộ cụ thể là:[3][8]
Khi đi bộ, nếu gặp một trong những dấu hiệu sau đây cần dừng hoạt động này lại để nghỉ ngơi hoặc gặp thầy thuốc:
Xem thêm
Chú thích
|
Portal di Ensiklopedia Dunia