Đặng Tiến Đông
Đặng Tiến Đông (1738-1794/1797) làm quan thời Lê-Trịnh, sau đầu quân Tây Sơn và trở thành danh tướng của lực lượng này. Thân thế và sự nghiệp của ông hiện vẫn còn gây nhiều tranh cãi trong giới sử học Việt Nam. Gia tộcTheo bộ Đặng gia phổ hệ toàn chính thực lục [1] gồm 6 quyển do chính Đặng Tiến Đông biên soạn vào đời Tây Sơn (1792) và Ngô Thì Nhậm đề tựa, thì khi xưa, họ Đặng vốn họ Trần, tương truyền thuộc dòng dõi Trần Hưng Đạo. Về việc đổi họ, hiện có hai ý kiến:
Đến đời thứ năm của họ Đặng là Đặng Huấn (có tài liệu chép là Đặng Đình Huấn), ban đầu ông giữ tước quan binh Khổng lý bá nhà Mạc. Năm 1549, ông cùng với Lê Bá Ly quy thuận nhà Lê. Sau nhờ có công giúp nhà Lê trung hưng nên được phong tới chức Thái úy, tước Nghĩa Quốc công rồi Hữu Trạch công. Con gái ông lại lấy chúa Trịnh Tùng sinh ra chúa Trịnh Tráng nên từ đó, họ Đặng trở thành một dòng họ lớn có nhiều người đỗ đạt và làm quan lớn trong suốt thời Lê-Trịnh. Nhận xét về họ Đặng, nhà sử học Phan Huy Chú đã viết: (Họ này) hơn hai trăm năm vinh hoa rực rỡ, hơn cả các họ công thần. Tục ngữ có câu: "Đánh giặc họ Hàm, làm quan họ Đặng". [3]. Ở vùng Chương Mỹ còn có đôi câu hát nhắc đến dòng họ Đặng như sau:
Hay:
Thân thế & sự nghiệpĐặng Tiến Đông hay Đặng Tiến Giản (鄧進暕) [4] sinh ngày 2 tháng 5 năm Mậu Ngọ (18 tháng 6 năm 1738), tại nơi mà nay là xã Thịnh Phúc, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, trong một gia đình đại vọng tộc: cháu 6 đời của Nghĩa Quốc công Đặng Huấn, cháu nội Thái tể Đại Tư không Yên Quận công Đặng Tiến Thự. Ông thuộc chi trưởng dòng họ Đặng, gốc ở làng Lương Xá (nay thuộc xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây cũ) con thứ 8 của Thượng đẳng đại vương Dận Quận công Đặng Đình Miên, mẹ là Phạm Thị Yến,7 anh trai là: Đặng Đình Trí, Đặng Đình Thiệu, Đặng Đình Cầu, Đặng Đình Tự, Đặng Đình Giám, Đặng Đình Tú và Đặng Đình Hữu,tất cả đều được phong tước hầu,tước bá. Năm 1749, lên 9 tuổi, Đặng Tiến Đông bắt đầu theo học thầy Doãn Xá tại chùa Thủy Lâm (còn có tên là chùa Lương Xá tại xã Lam Điền, Chương Mỹ). Năm 1749, Đặng Tiến Đông 11 tuổi thì mồ côi cha. Mười năm sau, năm 1759, mẹ ông cũng qua đời. Làm quan thời Lê-TrịnhNăm 1763, Đặng Tiến Đông thi võ đỗ Tạo sĩ và ra làm quan dưới triều Lê Cảnh Hưng và chúa Trịnh Sâm. Lập nhiều chiến công được phong Vệ quốc Thượng tướng quân, Đô đốc Đông Lĩnh hầu Trấn thủ Thanh Hoa kiêm Nghệ An. Năm 1782, con trưởng chúa Trịnh Sâm là Trịnh Khải dựa vào quân Tam Phủ giành lại ngôi chúa từ tay em là Trịnh Cán (con của Tuyên phi Đặng Thị Huệ). Sau khi giết Phụ chính Hoàng Đình Bảo và bắt Tuyên phi, quân Tam Phủ lùng bắt các quan họ Đặng và họ Hoàng. Anh ông Đông là Đặng Đình Thiệu cùng 30 người họ Đặng Khác hộ tống Tuyên phi bỏ trốn, bị Trịnh Khải bắt được và đem xử chém tại xã Nghi Kiều (huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Đặng Tiến Đông phải bỏ quan đi trốn để tránh sự truy quét của chúa Trịnh Khải. Những năm cuối đời chúa Trịnh (1784) ở Đàng Ngoài triều đình Lê-Trịnh đổ nát; trong khi đó ở Đàng Trong, Trương Phúc Loan chuyên quyền, phong trào Tây Sơn do Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ cùng chỉ huy nổi lên tiêu diệt chúa Nguyễn. Đầu quân Tây SơnĐến giữa năm 1786, lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh", Nguyễn Huệ dẫn quân Tây Sơn tiến ra Bắc Hà, Đô đốc Đặng Tiến Đông đã trở lại nhiệm sở và cộng tác với Tây Sơn trong sứ mệnh “phù Lê,diệt Trịnh”. Cuối năm đó Huệ giao lại chủ quyền Bắc Hà cho Lê Chiêu Thống rồi rút quân về Nam. Cũng cuối năm đó, trực tiếp chứng kiến sự suy đồi tàn tạ của chế độ Lê-Trịnh cùng sức mạnh quật khới,chính nghĩa của Tây Sơn cùng chủ soái là anh hùng kiệt xuất Nguyễn Huệ, Đô đốc Đặng Tiến Đông đã có quyết định về phương hướng mới của cuộc đời. Nhưng lúc bây giờ (cuối năm 1786) việc bỏ Bắc Hà đi theo Tây Sơn là “hành vi đại nghịch” không những bản thân bị hình phạt nặng (dù vắng mặt) mà còn liên lụy đến gia đình và dòng họ.Vì vậy,muốn đạt được chí hướng “đổi đời” mà không gây liên lụy đến gia đình,dòng họ, Đô đốc Đông phải dùng kế “kim thiền thoát xác”(ve sầu lột xác) bằng việc gia phả Đặng tộc công bố:”Đô đốc Đông mất đầu năm 1787” (“tốt”chữ Hán cũng có thể dịch là “mất”nhưng chưa phải “tử” là “chết”) “mất” ở đây có thể hiểu là chỉ “đoạn tuyệt (mất) tên tuổi,sự nghiệp ở Bắc Hà” từ sau 1787 gia phả Đặng tộc không còn chép về lai lịch hành trạng của Đặng Tiến Đông. “Đông cải tên thành Giản…”, việc đổi tên này gắn với việc xoay chuyển cả cuộc đời “từ nơi tối tăm bước ra nơi sáng sủa (Giản)”. Giữa năm sau (1787), năm 48 tuổi, Đặng Tiến Đông với tên Đặng Tiến Giản đã lặn lội vào tận Quảng Nam, tìm đến quân doanh xin yết kiến Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ thừa biết “Đặng Tiến Giản là ai” ! Huệ đã đón tiếp trọng thị và thu nhận ngay Giản làm thượng khách dưới trướng. Mùa đông năm 1787, sứ giả Trần Công Xán của vua Lê trình quốc thư với ý “đòi lại quyền cai quản Nghệ An”, Huệ tức giận đuổi sứ giả về Bắc Hà (đã dìm chết sứ giả ngoài biển khơi). Trong điều kiện gấp gáp, Nguyễn Huệ đã nhân danh vua Thái Đức ban cho Đặng Tiến Giản đạo Sắc lập ngày 3 tháng 7 năm Thái Đức thứ 10 (tức 15/8/1787): “Gia phong cho Đặng Tiến Giản chức Đô đốc Đồng tri, Đông Lĩnh hầu, vẫn sai Trấn thủ Thanh Hoa.” Đạo Sắc là cứ liệu chứng minh Huệ đã biết Đặng Tiến Giản chính là “Đô đốc, Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Đông Trấn thủ Thanh Hoa”dưới triều Lê đã bỏ tên cũ thay tên mới. Với đạo Sắc này, Đặng Tiến Giản chính thức trở thành tướng soái cao cấp trong hàng ngũ tướng lĩnh Tây Sơn. Đặng Tiến Đông được Nguyễn Huệ tin yêu giao ấn kiếm lãnh đạo tiên phong trong đội quân Tây Sơn do Vũ Văn Nhậm làm Tiết chế đánh ra Thăng Long để trừng trị bè lũ phản nghịch Lê Chiêu Thống-Nguyễn Hữu Chỉnh. Đầu năm Mậu Thân (1788), Đô đốc Giản xông xáo đánh bại quân nhà Lê do Nguyễn Hữu Chỉnh chỉ huy, tiến trước vào kinh thành Thăng Long, vua Lê cùng Nguyễn Hữu Chỉnh chạy về Hải Dương. Quân Tây Sơn truy kích giết tại trận Hữu Du (con Hữu Chỉnh), bắt sống Nguyến Hữu Chỉnh giải về Thăng Long, Nhậm hạ lệnh giết chết. Sau chiến thắng, Đặng Tiến Giản được giao trị nhậm trấn Thanh Hoa được Nguyễn Huệ ban thưởng làng quê Lương Xá làm thực ấp vĩnh viễn. Sau trận này nhiều sĩ phu Bắc Hà theo gương Đặng Tiến Giản về đầu quân Tây Sơn trong đó có các danh sĩ nổi tiếng: Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm cũng là những người bạn cố tri của Đặng Tiến Giản. Sau chiến thắng Mậu Thân (1788), Đô đốc Giản được Huệ giao Trấn thủ Thanh Hoa và ban thưởng làng quê Lương Xá làm thực ấp vĩnh viễn. Căn cứ Tông đức thế tự bi (do Phan Huy Ích soạn, Ngô Thì Nhậm nhuận sắc) dựng trước chùa Thủy Lâm, thôn Lương Xá vào năm 1797, thì ông "được đón tiếp và đãi ngộ riêng, rồi được tin yêu ban cho ấn kiếm, giao cho thống lĩnh việc quân." Cuối năm 1788, vua Càn Long (nhà Thanh, Trung Quốc), thuận theo lời cầu xin của Mẫn Thái hậu, mẹ vua Lê Chiêu Thống, bèn sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân Thanh hộ tống vị vua trẻ này về lại Thăng Long. Quân Tây Sơn do Đại tư mã Ngô Văn Sở, theo mưu kế của các văn thần Ngô Thì Nhậm, đã chủ động rút quân về lập phòng tuyến ở Tam Điệp-Biện Sơn cố thủ chờ lệnh. Lúc bấy Đô đốc Đặng Tiến Đông đang làm Trấn thủ xứ Thanh Hoa, ngày đêm lo hỗ trợ việc quân vì phòng tuyến trên vốn thuộc địa phận và hải phận do mình cai quản. Lập đại côngTheo lời kể của GS. Phan Huy Lê, thì ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15 tháng 1 năm 1789), đại quân của vua Quang Trung (tức Nguyễn Huệ) đã ra đến Tam Điệp. Sau khi xem xét tình hình, nhà vua chia quân ra làm 5 đạo, giao cho Đô đốc Đông chỉ huy một đạo gồm quân voi và quân kỵ mã. Bắt đầu từ Tam Điệp, Đô đốc Đông cho quân đi theo con đường thượng đạo qua Phố Cát, ra Thiên Quan (Nho Quan, Ninh Bình), xuyên qua Chương Đức (tức Chương Mỹ, quê hương ông), đến làng Nhân Mục rồi rẽ ngang sang Khương Thượng diệt quân Thanh do Sầm Nghi Đống chỉ huy đang đóng tại khu chùa Bộc cạnh Đống Đa (nay là khu phố Đống Đa, Hà Nội). Trận đánh diễn ra chớp nhoáng, bắt đầu lúc canh tư ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu và lúc trời chưa sáng thì đánh hạ được đồn, làm cho viên tướng Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự vẫn ngay tại đài chỉ huy ở Loa Sơn (thuộc khu vực chùa Bộc). Ngay sau đó, Đô đốc Đông dẫn quân diệt luôn đồn Nam Đồng, rồi tiến nhanh về phía cửa Tây thành Thăng Long. Ở cung Tây Long, Tôn Sĩ Nghị nghe tiếng súng nổ ầm ầm và thấy khói lửa rực trời, vội vàng lên ngựa lẻn qua cầu phao bắt ngang sông Hồng, nhắm hướng Bắc mà chạy. Văn thần Phan Huy Ích trong Tông đức thế tự bi đã mô tả lại hình ảnh oai hùng của Đô đốc Đông lúc ấy như sau: Ông một mình một ngựa tiến lên trước, dẹp yên nơi cung cấm. Trưa ngày hôm đó, vua Quang Trung cùng với đại quân tiến vào kinh thành giữa sự đón chào của Đô Đốc Đông và sự hoan nghênh của nhân dân. Bài văn bia trên còn ghi rõ sự ban thưởng của nhà vua đối với ông: Vũ Hoàng Đế vào Thăng Long, tiến hành khen thưởng, ban riêng cho ông xã quê hương là Lương Xá làm thực ấp vĩnh viễn, phàm các khoản binh phân, hộ phân, sưu sai đều cho miễn trừ. Danh sĩ Ngô Ngọc Du, người chứng kiến trận đại thắng trên, đã thuật lại bằng hai bài thơ, đó là bài "Long thành quang phục kỷ thực" (Ghi lại sự thật việc khôi phục thành Thăng Long). Trích phần dịch nghĩa:
Và bài "Loa Sơn điếu cổ" (trích phần dịch nghĩa):
Tiếp tục làm quan Tây SơnSau khi đánh tan quân ngoại xâm, Đặng Tiến Đông tiếp tục đảm nhận nhiều nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền Tây Sơn. Dưới triều Quang Trung (1788-1792), ông giữ chức Vệ Quốc Thượng tướng Quân, Trấn thủ hai xứ Thanh Hoa và Nghĩa An (thời Tây Sơn gọi trấn Nghệ An là Nghĩa An hay Trung Đô). Có lẽ ông giữ chức vụ đó từ cuối năm 1787 cho đến đầu năm 1790 (đến năm này vua Quang Trung cử con là Nguyễn Quang Bàn làm Đốc Trấn Thanh Hoa và tướng Trần Quang Diệu làm Đốc Trấn Nghĩa An). Và theo Tông đức thế tự bi và bài minh do Trần Bá Lãm soạn khắc vào chuông chùa Trăm Gian (thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ) vào năm 1794, thì trong thời vua Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản, ở ngôi: 1792-1802), Đô đốc Đông giữ chức Đại tướng Thống Vũ Thắng Vệ Thiên Hùng Hiệu. Ngoài việc quan ở nơi Đặng Tiến Đông trấn nhậm, ông còn sốt sắng lo việc chiêu tập dân làng trở về quê hương, khai khẩn đất đai, mở mang thôn xóm và chăm lo tu bổ một số đền chùa ở Lương Xá. Bên cạnh đó, ông còn lo việc biên soạn Đặng gia phả hệ toàn chính thực lục (6 quyển). Phả này khảo xét dòng họ Đặng và sinh hoạt chính trị nước Việt từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 18. Hiện chưa rõ Đô đốc Đặng Tiến Đông mất năm nào[6], nhưng căn cứ năm lập bia Tông đức thế tự bi để tưởng niệm ông (1797), thì rất có thể ông đã mất trước đó một vài năm tức là vào những năm đầu triều vua Cảnh Thịnh. Mộ ông táng ở xứ Đồng Trê, nay thuộc thôn Đầm Dền, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Hiện ở phía Tây gò Đống Đa (Hà Nội) có một con phố mang tên ông. Nghi vấnNgười lập đại công chép ở bên trên, chủ yếu soạn theo lời kể của GS. Phan Huy Lê trong bài viết Đô đốc Long-Một tường Tây Sơn chỉ huy trận Đống Đa. Đồng quan điểm này có nhóm tác giả biên soạn sách Đại cương lịch sử Việt Nam, Từ điển bách khoa Việt Nam(tập 1) và Ngô Thế Long trong bài Một số tư liệu liên quan đến Đô đốc Đặng Tiến Đông đời Tây Sơn... Tuy nhiên hiện vẫn còn các ý kiến khác:
Ngoài ra, tuy không cho biết ai là Đô đốc Long, nhưng sau khi phân tích nhà báo Diệp Trúc Thanh đã kết luận rằng Đô đốc Nguyễn Tiến Giản (hay Đông) chỉ là người dẫn quân Tây Sơn ra Thăng Long diệt Nguyễn Hữu Chỉnh vào đầu năm Mậu Thân (1788), chứ phải là người chỉ huy đánh trận Đống Đa vào Tết Kỷ Dậu (1789) [8]. Do những thông tin hãy còn đang trái chiều, nên ai mới thật sự là Đô đốc Long, người chỉ huy đạo quân đánh đồn Khương Thượng (Đống Đa, nay thuộc thành phố Hà Nội), cần phải tìm hiểu thêm. Thông tin thêmĐạo sắcĐạo sắc (sắc phong) có niên đại ngày 3 tháng 7 năm Thái Đức thứ 10 (15 tháng 8 năm 1787). GS. Phan Huy Lê đã căn cứ lời văn của đạo sắc, mà suy đoán rằng rất có thể trước khi Đặng Tiến Đông đến yết kiến Nguyễn Huệ (1787), ông đã từng làm Trấn thủ Thanh Hoa dưới triều nhà Lê. Cho nên lúc được thu dụng, Nguyễn Huệ đã gia phong chức Đô đốc Đồng tri tước Đông Lĩnh hầu vẫn sai làm trấn thủ xứ Thanh Hoa[9]. Ngoài ra, trong đạo sắc, Nguyễn Huệ còn có đoạn khen ngợi ông như sau:
Văn bản viết trên giấy sắc, khổ 138×50 cm, hiện do chi trưởng của dòng họ Đặng ở Lương Xá giữ và đặt thờ trên bàn thờ của chi họ này. Đây là một trong số ít nguyên bản sắc phong chức tước đời Tây Sơn còn lưu giữ được cho đến nay. Bia tưởng niệmĐây là một bia đá cao 1,72m, bề ngang 0,85m, dày 0,34m; được dựng trước chùa Thủy Lâm ở thôn Lương Xá (nay thuộc xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây cũ) vào ngày 15 tháng 6 năm Đinh Tỵ, niên hiệu Cảnh Thịnh thứ năm, tức ngày 9 tháng 7 năm 1797. Trên bia đá có khắc bài văn bia tưởng niệm Đặng Tiến Đông do Phan Huy Ích soạn, Ngô Thì Nhậm nhuận sắc. Ngoài phần nói về thế phả họ Đặng, có một đoạn ngắn tóm lược công lao, sự nghiệp của ông kể từ khi theo Tây Sơn cho đến khi lập chiến công trong cuộc kháng chiến chống Thanh. Đoạn văn đó như sau (Phiên âm):
Tượng quan ĐôChùa Trăm Gian (Hà Nội) còn giữ được một bức tượng Đặng Tiến Đông mà nhân dân địa phương thường gọi là "tượng quan Đô". Bài văn bia Đặng tướng công bi dựng trong chùa năm 1927 và gia phả một số chi họ Đặng cho biết bức tượng tạc vào năm Cảnh Thịnh thứ hai (năm 1794), lúc Đặng Tiến Đông 56 tuổi. Các tài liệu trên cho biết tượng truyền thần này tạc vào lúc ông sinh thời và rất giống ông. Tượng bằng gỗ mít, cao 1,30m không kể bệ, tạc một võ tướng đội mũ Phốc Đầu đính vàng bạc, mặc áo bào thắt đai, trong tư thế ngồi, hai tay vòng về phía trước. Tượng thể hiện một người có tuổi, dáng cao lớn, vai rộng, khuôn mặt to, mồm hơi dô, môi dày, râu quai nón. Nét mặt trang nghiêm nhưng có vẻ hiền lành, chất phác. Bức tượng đã bị mọt đục ruỗng đôi chỗ và đã bị sơn lại. Đây là một tác phẩm điêu khắc khá đẹp và rất hiếm có của nghệ thuật thời Tây Sơn. Xem thêmChú thích
Sách tham khảo
Liên kết ngoài |