Lê Danh Phong

Lê Danh Phong
Thông tin cá nhân
Giới tínhnam
Nghề nghiệptướng lĩnh quân đội
Quốc tịchĐại Việt
Thời kỳnhà Tây Sơn

Lê Danh Phong là một tướng lĩnh cao cấp của phong trào Tây Sơn

Hành trạng

Theo Đại Nam Thực Lục, Lê Danh Phong giữ chức Đại Đô đốc, thuộc quyền tiết chế của Đại Tổng quản Trần Quang Diệu. Sau khi giải vây thành Hoàng Đế, một năm sau Trần Quang Diệu, cùng các tướng Lê Danh Phong... đem quân vây thành Diên Khánh lúc này đang do Đông cung Nguyễn Phúc Cảnh trấn giữ. Quân Tây Sơn tổ chức hạ thành nhưng bị thiệt hại nặng, sau khi Nguyễn Phúc Ánh đem binh từ Gia Định tiến ra giải vây, các tướng Tây Sơn buộc phải rút lui về Phú Yên.

Nhiều năm tiếp sau, ông là một trong những tướng lĩnh cột trụ ở biên thùy chống nhau với quân nam. Về tài năng, Lê Chất từng nói với Lê Văn Duyệt: "Tài năng của Lê Danh Phong không kém gì tôi".

Sau khi mất Phú Xuân, Trần Quang Diệu ủy cho Lê Danh Phong, Từ Văn Chiêu giữ lũy Thanh Hảo (Quảng Ngãi) chống lại cánh quân phía bắc của Lê Văn DuyệtLê Chất.

Thế quân Tây Sơn ở Quảng Ngãi, Quy Nhơn ngày càng lâm nguy. Mặc dù Từ Văn Chiêu ra sức chống trả giết được nhiều tướng Nam triều như Tống Viết Phúc nhưng quân Tây Sơn lại thiếu lương thảo. Lê Chất dụ hàng, cuối cùng Lê Danh Phong ra nhận hàng.

Chịu hàng và bị nghi ngờ

Lê Văn Duyệt theo lời của Lê Chất, tiến cử Lê Danh Phong lên chúa Nguyễn Phúc Ánh. Các tướng Nguyễn Văn Thành, Đặng Trần Thường, Nguyễn Đức Xuyên hay tin can ngăn. Nguyễn Đức Xuyên tâu:

"Lê Danh Phong là tâm phúc của Trần Quang Diệu. Thần cùng Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Thành không phản bệ hạ thì Lê Danh Phong cũng không phản lại Tây Sơn. Việc dùng người xin hãy cẩn thận."

Đại Nam Thực Lục viết:

Một thời gian sau, Nguyễn Phúc Ánh giết một loạt các tướng lĩnh cao cấp Tây Sơn đã ra hàng, trong số đó gồm có Kiểm điểm Trần Viết Kết, Nội hầu Lê Văn Lợi, Đại Đô đốc Lê Danh Phong.

Tồn nghi

Hiện chưa rõ động cơ Lê Danh Phong ra hàng chúa Nguyễn là do ông thấy quân thế Tây Sơn hết hy vọng nên chịu hàng hay đó là kế trá hàng của ông để mong phá quân Nam triều. Có thể là trá hàng nhưng chưa kịp thực hiện thì bị giết khiến lòng trung của ông bị hàm oan. Tuy nhiên so với các tướng lĩnh trung thành khác của Tây Sơn như Đại Đô đốc Đào Công Giản, Nguyễn Văn Điểm, Từ Văn Chiêu, Tham đốc Phạm Văn Điềm thì ông không bằng được.

Tham khảo