Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội
Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội được tổ chức từ ngày 1 tháng 10 đến ngày 10 tháng 10 năm 2010 ở Việt Nam với tâm điểm là thủ đô Hà Nội, nhằm kỷ niệm tròn 1000 năm kể từ khi kinh đô Thăng Long chính thức là thủ đô của Việt Nam (được đánh dấu bằng mốc son vua Lý Thái Tổ ban Chiếu dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long, nay là Hà Nội). Nhiều công trình được xây dựng cùng các sự kiện đã được tổ chức trong vòng 1 năm (từ 10 tháng 10 năm 2009 đến 9 tháng 10 năm 2010 để chào mừng Đại lễ với các lễ hội văn hóa truyền thống. Chuẩn bịĐại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội được Chính phủ Việt Nam tổ chức thực hiện trên cơ sở hệ thống văn bản ban hành của Trung ương, thành phố Hà Nội và ba tỉnh là Phú Thọ, Bắc Ninh, Ninh Bình. Cụ thể như:
Hà Nội đã có những chuẩn bị cho kỳ đại lễ, như chương trình lễ hội và xây dựng các công trình đặc biệt. Trong quá trình chuẩn bị, cũng có nhiều bất cập xảy ra:
Chương trìnhChương trình chi tiết của các lễ hội được thông báo trên trang Website của Ban chỉ đạo 1000 năm Thăng Long.[9] Theo đó có rất nhiều sự kiện và lễ hội lớn được diễn ra tại Hà Nội. Cũng từ ngày 2 tháng 10 đến ngày 9 tháng 10 năm 2010 có các hoạt động văn hóa nghệ thuật; thể dục thể thao; liên hoan du lịch, hành trình di sản và lễ hội làng nghề, phố nghề; các hoạt động khởi công, khánh thành, gắn biển, triển lãm các công trình, đón nhận các danh hiệu nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, lễ ra mắt Tủ sách "Thăng Long ngàn năm văn hiến" và công bố kết quả Chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước "Nghiên cứu phát huy điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giá trị lịch sử - văn hóa 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, phục vụ phát triển toàn diện Thủ đô". Lễ hội dời đôLễ hội dời đô là chương trình nghi lễ tái hiện cảnh dời đô bằng đường thủy từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010 được gọi là "Hành trình theo dấu người xưa". Chương trình được tổ chức tại Ninh Bình, Hưng Yên và Hà Nội từ ngày 30 tháng 9 đến ngày 2 tháng 10. Chương trình khởi đầu tại khu di tích cố đô Hoa Lư vào tối 30/9 là đêm nghệ thuật "Huyền thoại hành trình dời đô" được tổ chức và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình[10]. Tại Ninh Bình với các nghi thức ở đền Vua Đinh Tiên Hoàng, đền Vua Lê Đại Hành xin phép dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long bằng đường sông; tại phố Hiến, Hưng Yên là lễ đón đoàn thuyền Vua Lý Thái Tổ dừng chân, có lễ đón vua, mở hội khao quân và khai mạc Tuần lễ Văn hóa Phố Hiến - Hưng Yên; tại Hà Nội là lễ đón đoàn thuyền nhà Vua ở bến Chương Dương Độ, Hà Nội – nơi diễn ra hội đua thuyền cùng nhiều hoạt động văn hóa khác.[11] Bên cạnh đó, còn có nhiều hoạt động khác được tổ chức như thi đấu thể thao (bơi, đua xe đạp, đi bộ); các hoạt động nghệ thuật, lễ hội dân gian; hội chợ làng nghề giới thiệu sản phẩm làng nghề đặc sắc. Chương trình ẩm thực trên thuyền phục vụ du khách được tổ chức trong dịp này. Đáng chú ý nhất là Lễ khai mạc Liên hoan Du lịch quốc tế Thăng Long - Hà Nội 2010 diễn ra tối ngày 2 tháng 10, tại Khu Du lịch Thiên Đường Bảo Sơn. Lễ hội đăng quang vua Lý Thái TổĐây là chương trình nghệ thuật kéo dài suốt 10 ngày lễ hội diễn ra từ 7h30 đến 9 giờ hàng ngày tại 3 địa điểm: 16 Lý Thái Tổ, đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Với nội dung tái tạo lại lịch sử của 2 kỳ: vua Lê Thái Tổ đăng quang và trả gươm cho rùa thần. Chương trình này có sự tham gia biểu diễn trực tiếp của khoảng 500 cán bộ, nghệ sĩ và nghệ nhân. Đặc biệt, phần âm nhạc có nhiều tiết mục đặc sắc như: Hoà tấu trống hội, Ca trù, Nhạc cung đình (cung đình Huế), Đăng đàn, Lục cúng hoa đăng và Bát man tấn cống.[12] Lễ diễu binh, diễu hànhBuổi diễu binh, diễu hành chính thức được tổ chức tại Lễ mít tinh kỷ niệm 1000 năm Thăng Long trong buổi sáng ngày 10 tháng 10 năm 2010, tại Quảng trường Ba Đình và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.[13] Các khối diễu hành có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam, các tổ chức, doanh nghiệp và đông đảo công chúng Hà Nội. Các khối an ninh, quốc phòng gồm có: Hồng kỳ, Quân nhạc, Lục quân, Phòng không – Không quân, Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, Đặc công, Thông tin, Bộ binh, Cảnh sát. Mở đầu cho buổi lễ, 10 chiếc trực thăng thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân, gồm Mi-171, Mi-17, Mi-8 bay qua Quảng trường Ba Đình, cách mặt đất từ 80 - 100m, theo hình mũi tên với ba biên đội, mỗi biên đội có ba máy bay, mang theo cờ Đảng Cộng sản Việt Nam, cờ Tổ quốc, biểu tượng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.[14] Đêm đại lễ 10/10/2010Đây là đêm nghệ thuật tổng hợp quan trọng nhất diễn ra từ 20 giờ ngày 10 tháng 10 năm 2010 và được truyền hình trực tiếp trên các kênh VTV1 và VTV4. Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội diễn ra với lễ mít tinh trọng thể cấp Nhà nước tại Quảng trường Ba Đình. Đêm hội văn hóa, nghệ thuật và bế mạc Đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội vào buổi tối tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình. Các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội cũng được tổ chức tại một số địa điểm ở nước ngoài.[15] Đêm Đại nhạc hội Hà Nội Hà Nội đẹp mãi muôn đờiĐêm Đại nhạc hội Hà Nội Hà Nội đẹp mãi muôn đời diễn ra tối ngày 2 và 3 tháng 10 năm 2010 tại Nhà hát Âu Cơ, số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội; có tất cả 32 ca khúc được sử dụng trong đêm diễn với sự góp mặt của 42 ca sĩ nổi tiếng Thủ đô. Chương trình được tường thuật trực tiếp trên kênh VTC1, VTC7, VTC8, VTC10, VTC HD3 - Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC và được tiếp sóng trên kênh VTV4, VTV9 - Đài Truyền hình Việt Nam, VOVTV - Hệ phát thanh có hình Đài Tiếng nói Việt Nam và nhiều đài phát thanh truyền hình địa phương trong cả tỉnh thành nước: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Phú Yên, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, Đà Nẵng, Bình Dương, An Giang, Nam Định, Thái Bình, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Trà Vinh, Bình Thuận, Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai, Vĩnh Phúc, Vĩnh Long, Yên Bái, Thái Nguyên, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương, Phú Thọ, Hải Phòng, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hậu Giang, Bạc Liêu, Quảng Nam, Bến Tre, Hà Giang, Hà Tĩnh, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cà Mau, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Sóc Trăng, Trà Vinh, Ninh Thuận, Hưng Yên, Hà Nam. Live show này được chia thành 2 phần với 5 chủ đề: Về lại Thủ đô; Khi thành phố lên đèn; Khúc hát người Hà Nội; Nồng nàn Hà Nội; Hà Nội đẹp mãi muôn đời. Các Nghệ sĩ tham gia chương trình: Thu Hiền, Quang Thọ, Thanh Hoa, Trung Đức, Dương Minh Đức, Quang Huy, Kim Phúc, Hồng Liên, Hà Thủy, Thái Bảo, Tố Uyên, Thanh Lam, Đức Long, Việt Hoàn và các ca sĩ: Đức Chính, Kim Tiến, Đăng Dương, Trọng Tấn, Lan Anh, Tùng Dương, Khánh Linh, Tấn Minh, Nguyễn Ngọc Anh, Minh Anh, Thu Hà, Tôn Thất Sơn, Phan Anh, Việt Hà, Lê Anh Dũng, Quang Hào, Ngọc Ký, Xuân Hảo cùng với Ban nhạc: nhóm Con Gái, nhóm Phương Bắc, nhóm VOV, nhóm Đồ Rê Mi... Chương trình bắn pháo hoaTheo kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội, ngay trong đêm Đại lễ 10/10 có 29 địa điểm thực hiện chương trình bắn pháo hoa được dàn trải trên 30 quận, huyện, thị xã của thành phố. Có 4 điểm bắn tầm cao tại: Khu vực hồ Hoàn Kiếm - quận Hoàn Kiếm, vườn hoa Lý Tự Trọng - quận Tây Hồ, công viên Thống Nhất - quận Hai Bà Trưng, hồ Văn Quán - quận Hà Đông. 24 điểm bắn tầm thấp tại: quận Ba Đình, Hoàng Mai, Long Biên, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân và các huyện Gia Lâm, Mê Linh, Ba Vì, Đan Phượng, Thạch Thất, Chương Mỹ, Thường Tín, Quốc Oai, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Đông Anh, Sóc Sơn, Phúc Thọ, Thanh Oai, Hoài Đức, Thanh Trì cùng thị xã Sơn Tây.[16] Và 1 điểm bắn pháo hoa tại Sân vận động Mỹ Đình, huyện Từ Liêm (nay là quận Nam Từ Liêm), được thực hiện theo kịch bản riêng ngay sau khi Đêm hội văn hóa nghệ thuật kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội kết thúc.[17] Tuy nhiên, sau đó, ngày 8 tháng 10, Hà Nội đã quyết định ngừng toàn bộ 29 điểm bắn pháo hoa - trừ điểm sân vận động Mỹ Đình - để ủng hộ cho đồng bào miền Trung bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ gây ra.[18] Tác phẩm chào mừngĐiện ảnhHưởng ứng dịp Đại lễ, một số bộ phim dã sử Việt Nam đã được gấp rút xây dựng, như Trần Thủ Độ, Lý Công Uẩn: Đường tới thành Thăng Long,[19] Thái Tổ Lý Công Uẩn,[20] Về đất Thăng Long, Khát vọng Thăng Long, Huyền sử thiên đô, Long thành cầm giả ca,... Phim Thái Tổ Lý Công Uẩn do nhà nước đầu tư bị phê phán bởi tiến độ chậm, không xong kịp trước đại lễ và kinh phí quá lớn (với số tiền 200 tỷ đồng),[21] còn phim Lý Công Uẩn: Đường tới thành Thăng Long của tư nhân (với số tiền trên 100 tỷ đồng) [22] lại bị phê phán là giống phim dã sử Trung Quốc, nên tuy xong kịp trước dịp đại lễ nhưng lại không được trình chiếu. Truyền hình
Sản phẩm
Hoạt động tại các tỉnh thành khácBa tỉnh được tham gia đăng cai Đại lễ 1.000 năm Thăng Long tại địa phương mình là Phú Thọ, Bắc Ninh, Ninh Bình. Ngoài ra còn 7 tỉnh khác không có trong Ban chỉ đạo 1.000 năm Thăng Long nhưng vẫn có nhiều sự kiện lớn chào mừng là Lâm Đồng, Thanh Hóa, Nam Định, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Bình Định và Thành phố Hồ Chí Minh. Các lễ hội quy mô diễn ra ở một số tỉnh thành khác gồm: Festival Hoa Đà Lạt 2010; lễ hội Đức Thánh Trần; lễ hội Lam Kinh; lễ hội Làng Sen; Festival Huế 2010; Festival Tây Sơn - Bình Định. Bắc NinhBắc Ninh là quê hương của Vua Lý Thái Tổ, người đưa ra chiếu dời đô để quyết định xây dựng kinh đô mới tại Thăng Long. Các hoạt động diễn ra ở Bắc Ninh gồm:
Ninh BìnhNinh Bình là nơi triều Lý bắt đầu hành trình định đô Thăng Long - Hà Nội, chính vì thế mà trên địa bàn tỉnh này tổ chức nhiều sự kiện và lễ hội lớn. Các sự kiện diễn ra ở Ninh Bình cũng trải dài trong 2 năm gồm:[23]
Ngày 11/9/2010, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Kế hoạch số 19/KH-UBND về tổ chức các hoạt động chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội [24] như sau:
Hoạt động tỉnh Ninh Bình phối hợp tổ chức với Ban chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, như sau:
Phú ThọPhú Thọ là nơi có đền Hùng, di tích của kinh đô Văn Lang đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Năm 2010 Lễ hội đền Hùng được tổ chức với quy mô quốc gia, lớn nhất từ trước đến nay. Trong chương trình này có những sự kiến gắn với 1.000 năm Thăng Long mà điểm nhấn là chương trình nghệ thuật tối 21/4/2010 tại Trung tâm sân khấu lễ hội Đền Hùng với chủ đề ’’Kinh đô Văn Lang - Thăng Long - Hà Nội Nghìn năm Toả Sáng ’’.[25]
Các hoạt động tổ chức tại tỉnh Phú Thọ trong những ngày đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội (từ ngày 01 đến ngày 10 tháng 10 năm 2010):
Tổ chức các hoạt động, sự kiện lớn trong năm 2010 trùng lúc với hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội:
Thông tin thêm
Khách mời quốc tế trong sự kiện Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội bao gồm:
Sự cố và phê bìnhTheo lịch trình của Đại lễ, tối 10/10, Hà Nội bắt đầu bắn pháo hoa nghệ thuật tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình. Đây là màn pháo hoa công nghệ cao với nhiều điểm khác biệt. Pháo hoa được nhập từ Ý, Mỹ và Trung Quốc với số lượng ba container và được bố trí thành 176 trận địa, thành 5 vòng. Tuy nhiên trong quá trình chuẩn bị, vào ngày 6/10/2010, đã xảy ra cháy hai container chứa pháo hoa tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, làm 4 người thiệt mạng và 3 người khác bị thương.[30][31] Sau đó, Hà Nội đã quyết định ngừng bắn pháo hoa tại các điểm khác theo dự kiến ngoại trừ điểm bắn tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình để dành tiền ủng hộ miền Trung bị thiệt hại do mưa lũ gây ra trong những ngày đầu tháng 10.[18] Nhà văn Nguyên Ngọc có ý kiến về công tác chuẩn bị như sau:
Nhiều người cho rằng chi phí cho đại lễ là phung phí và chính quyền nên dùng số tiền đó để cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thành phố.[33] Xem thêmChú thích
Liên kết ngoài
|
Portal di Ensiklopedia Dunia