Walter Gilbert

Walter Gilbert
Walter Gilbert (năm 2008).
Sinh21 tháng 3, 1932 (92 tuổi)
Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ
Quốc tịchU.S.
Trường lớp
Phối ngẫu
Celia Stone (cưới 1953)
[1]
Con cái2[1]
Giải thưởng
Websitewww.nobelprize.org/nobel_prizes/chemistry/laureates/1980/gilbert-bio.html
Sự nghiệp khoa học
Ngành
Nơi công tácĐại học Harvard
Luận ánVề quan hệ phân tán tổng quát và tán xạ meson-nucleon (1958)
Người hướng dẫn luận án tiến sĩAbdus Salam
Các nghiên cứu sinh nổi tiếng

Walter Gilbert (IPA: /ˈwɔːltə ˈgɪlbət/) là một nhà hoá sinh, nhà vật lý, nhà sinh học phân tử người Mỹ, đã đoạt giải Nobel Hóa học năm 1980.[1][3][4]

Cuộc đời và Sự nghiệp

Gilbert sinh ngày 21 tháng 3 năm 1932 tại Boston, Massachusetts trong một gia đình gốc Do Thái. Ông học tại các trường Sidwell Friends School[5], Đại học HarvardĐại học Cambridge. Cùng với Allan Maxam ông đã triển khai một phương pháp mới sắp xếp các DNA thành chuỗi.[6] Ông tìm cách đạt tới việc tổng hợp insulin đầu tiên, nhưng thất bại trước cách làm của công ty Genentech[7] trong đó công ty này dùng các gen gom lại từ các nucleotide hơn là từ các nguồn tự nhiên.

Năm 1979, Gilbert được Đại học Columbia trao Giải Louisa Gross Horwitz chung với Frederick Sanger. Năm sau, ông đoạt giải Nobel Hóa học (1980) chung với Frederick SangerPaul Berg.

Ông là người đồng sáng lập các công ty kỹ thuật sinh học (biotech) BiogenMyriad Genetics, đồng thời là chủ tịch đầu tiên của ban giám đốc các công ty này. Ông cũng là một Ủy viên Hội đồng quản trị Khoa học ở The Scripps Research Institute[8]. Hiện nay Gilbert là chủ tịch của Harvard Society of Fellows (Hội thành viên nổi tiếng của Đại học Harvard).

Ông trở lại Harvard vào năm 1956 và được bổ nhiệm làm trợ lý giáo sư vật lý vào năm 1959.[3] Trong thời gian làm việc ở đây, bà Celia (vợ của Gilbert) đang làm việc cho James Watson, nên ôngquan tâm đến sinh học phân tử. Sau đó, ông cùng Watson điều hành phòng thí nghiệm chung của họ những năm 1960, cho đến khi Watson rời khỏi Phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor.[9]

Năm 1964, ông được thăng chức phó giáo sư lý sinh học và năm 1968 trở thành giáo sư sinh hóa học.[3] Năm 1987, ông đề xuất khởi đầu Genome Corporation (công ty bộ gen) để sắp xếp bộ gen và bán quyền truy cập thông tin.[10] Trong một ý kiến đăng trên tờ "Nature" (tự nhiên) năm 1991, ông đã nêu ý tưởng xây dựng trình tự bộ gen người, biến đổi một phần ngành sinh học thành một lĩnh vực kết hợp với tin học, sau này thành bộ môn in silico.[11]

Năm 1996, Gilbert và Stuart B. Levy thành lập công ty Dược phẩm Paratek và là Chủ tịch cho đến năm 2014.[12]

Đóng góp chính

Chân dung Walter Gilbert (từ Thư viện Y khoa Quốc gia)
  • Cùng với Allan Maxam, Gilbert đã phát triển một phương pháp giải trình tự DNA mới (DNA sequencing) mà có người dịch là phương pháp Dideoxy dựa trên phương pháp của Andrei Mirzabekov.[6][13]
  • Ông cũng có cách tiếp cận tới việc tổng hợp insulin nhân tạo thông qua DNA tái tổ hợp. Ông là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ chỉ sự tồn tại của intronexon trong một bài báo năm 1978 "News and Views" do Nature ấn hành.[14]
  • Walter Gilbert cũng là người đầu tiên đề xuất giả thuyết thế giới RNA về nguồn gốc sự sống,[15][16] dựa trên ý tưởng của Carl Woese đưa ra lần đầu năm 1967.

Giải thưởng

Chú thích và Tham khảo

  1. ^ a b c Walter Gilbert tại Nobelprize.org Sửa dữ liệu tại Wikidata, truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020
  2. ^ Church, G.; Gilbert, W. (1984). “Genomic sequencing”. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 81 (7): 1991–1995. Bibcode:1984PNAS...81.1991C. doi:10.1073/pnas.81.7.1991. PMC 345422. PMID 6326095.
  3. ^ a b c Shampo MA, Kyle RA (tháng 5 năm 2003). “Walter Gilbert--1980 Nobel Prize for Chemistry”. Mayo Clin. Proc. 78 (5): 588. doi:10.4065/78.5.588. PMID 12744546.[liên kết hỏng]
  4. ^ Walter Gilbert's publications được lập chỉ mục bởi cơ sở dữ liệu thư mục Scopus. (cần đăng ký mua)
  5. ^ trường tư thục của giáo phái Quaker
  6. ^ a b Maxam, A.; Gilbert, W. (1977). “A new method for sequencing DNA”. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 74 (2): 560–564. Bibcode:1977PNAS...74..560M. doi:10.1073/pnas.74.2.560. PMC 392330. PMID 265521.
  7. ^ một công ty kỹ thuật sinh học, trụ sở ở thành phố South San Francisco, California
  8. ^ Viện nghiên cứu Y học dựa trên Khoa Y Sinh học, trụ sở chính ở La Jolla, California
  9. ^ Watson, James D. (2003). Genes, Girls and Gamow.
  10. ^ Kanigel, Robert (ngày 13 tháng 12 năm 1987). “The Genome Project”. The New York Times Magazine.
  11. ^ Gilbert, Walter (1991). “Towards a paradigm shift in biology”. Nature. 349 (6305): 99. Bibcode:1991Natur.349...99G. doi:10.1038/349099a0. PMID 1986314.
  12. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2019.
  13. ^ Allan, Maxam; Walter, Gilbert (1980). “Sequencing end-labeled DNA with base-specific chemical cleavages”. Methods in Enzymology. 65 (1): 499–560. doi:10.1016/S0076-6879(80)65059-9. PMID 6246368.
  14. ^ Gilbert, Walter (ngày 9 tháng 2 năm 1978). “Why genes in pieces”. Nature. 271 (5645): 501. Bibcode:1978Natur.271..501G. doi:10.1038/271501a0. PMID 622185.
  15. ^ Giả thiết thế giới đầy tràn cuộc sống dựa trên axít ribonucleic (RNA) có trước thế giới của cuộc sống hiện nay dựa trên DNA
  16. ^ Gilbert, W. (1986). “Origin of life: The RNA world”. Nature. 319 (6055): 618. Bibcode:1986Natur.319..618G. doi:10.1038/319618a0.

Liên kết ngoài