Viti Levu

Viti Levu
Bản đồ địa hình Viti Levu
Địa lý
Vị tríThái Bình Dương
Tọa độ17°48′N 178°0′Đ / 17,8°N 178°Đ / -17.800; 178.000
Quần đảoNhóm Viti Levu
Diện tích10.388 km2 (4.010,8 mi2)
Hạng diện tích75th
Dài146 km (90,7 mi)
Rộng106 km (65,9 mi)
Độ cao tương đối lớn nhất1.394 m (4.573 ft)
Đỉnh cao nhấtTomanivi
Hành chính
Fiji
Phân chiaKhu vực TâyKhu vực Trung tâm
Thành phố lớn nhấtSuva (77.366 dân)
Nhân khẩu học
Dân số600.000
Mật độ55,83 /km2 (144,6 /sq mi)
Dân tộcNgười Fiji bản địa (54,3%), người Fiji gốc Ấn (38,1%), khác (người gốc Á, người gốc Âu, người các đảo Thái Bình Dương khác) (7,6%)

Viti Levu là đảo lớn nhất của Cộng hòa Fiji, trên đảo có thủ đô Suva. Viti Levu là nơi sính sống của 70% cư dân toàn quốc (khoảng 600.000 người) và là trung tâm của toàn bộ quần đảo Fiji. Đảo dài 146 km và rộng 106 km, tổng diện tích là 10.389 km², tương đương với đảo Hawaii Lớn của Hoa Kỳ.

Viti Levu được cho là có người định cư trước đảo Vanua Levu. Theo truyền thuyết truyền khẩu, các cư dân người Melanesia đầu tiên đặt chân lên Vuda Point và lập ra Viseisei, được cho là điểm dân cư cổ nhất tại Fiji, song các nhà khảo cổ học bác bỏ điều này.

Các nhà địa chất học cho rằng Viti Levu từng bị chìm một số lần, rồi lại được dung nham và các vật chất khác của núi lửa bao trùn lên. Động đất và các vụ phun trào núi lửa là nguyên nhân khiến địa hình trên đảo hơi gồ ghề, một dãy núi theo chiều bắc-nam chia đảo gần như thành hai nửa bằng nhau. Phần phía đông của đảo có lượng mưa lớn hơn, còn phần phía tây thì khô hơn đáng kể. Đảo là nơi sinh sống duy nhất của gián sừng dài khổng lồ Fiji (Xixuthrus heros), một trong những loài côn trùng lớn nhất thế giới.[1][2][3]

Cùng với đó, sản xuất mía phát triển mạnh ở phía tây, còn ngành sản xuất sữa đáng được xây dựng ở phía đông. Yaqara là trại gia súc lớn nhất Fiji với 7000 đầu gia súc và có diện tích 70 km², nằm ​​giữa Tavua và Rakiraki. Phần trung tâm của đảo là rừng và có đỉnh núi cao nhất quốc gia là Tomanivi với cao độ 1.324 mét.

Viti Levu có thành phố thủ đô Suva, các đô thị quan trọng khác đều nằm dọc theo bờ biển, gồm Ba, Lautoka, Nadi, Nausori, Rakiraki, và Sigatoka. Một tuyến đường lớn được xây dựng vùng quanh chu vi của đảo Viti Levu.

8 trong số 14 tỉnh của Fiji nằm trên đảo Viti Levu. Các tỉnh Ba, Nadroga-Navosa, và Ra tạo thành Khu vực Tây, còn Naitasiri, Namosi, Rewa, Serua, và Tailevu tạo thành Khu vực Trung tâm.

Phía tây đảo là nơi tập trung cao độ người Fiji gốc Ấn, tổ tiên của họ hầu hết là các công nhân giao kèo đến từ Ấn Độ từ năm 1879 đến năm 1916, người Fiji bản địa tập trung cao độ ở các khu vực nông thôn phía đông đảo.

Tham khảo

  1. ^ Provisional Geologic Map of Fiji. Suva: Fiji Geological Survey. 1965.
  2. ^ Rodda, P. (1967). “Outline of the geology of Viti Levu”. New Zealand Journal of Geology and Geophysics. 10 (5): 1260–1273.
  3. ^ Greenbaum, D.; Bowker, M. R; Dau, I; Drospy, H; Greally, K. B; McDonald A. J. W; Marsh, S. H; Northmore, K. J; O'Connor, E. A; Prasad, R. S & Tragheim, D. G. (1995). “Landslide hazards in Fiji” (PDF). Technical Report WC/95/28 Rapid methods of landslide hazard mapping: Fiji case study. British Geological Survey. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2011.

Liên kết ngoài