Năm 18 tuổi, ông vào Sài Gòn học Đại học Sư phạm (Ban Việt – Hán) và Đại học Văn khoa (ban Triết học phương Đông). Tháng 10 năm 1970, ông tốt nghiệp rồi xuống Bạc Liêu dạy học các môn Văn và Triết học bậc trung học tại Trường Công lập Bạc Liêu cho đến năm 1975.
Mười năm sau đó, ông trở lại Bạc Liêu và sáng tác loạt ca khúc về Bạc Liêu và miền đất phương Nam. Những bài như Điệu buồn Phương Nam, Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang, Đau xót lý chim quyên, Trở lại Bạc Liêu, Trên sóng Cửu Long, Mẹ Cửu Long, Bài ca Vĩnh Long, Bolero trên bến Bắc Cần Thơ, Chào Cửu Long giang, Giữa lòng phương Nam, Tình ca phương Nam, Trà Vinh thương nhớ, Thương về Cà Mau, Cỏ hoa hồn du mục, Gửi về nơi cuối đất... là những tác phẩm được rất nhiều người yêu thích. Giai đoạn sau thập niên 2010, một số đài truyền hình trung ương và địa phương mời ông thực hiện phim tư liệu về tác giả và tác phẩm nhạc vàng.
Ngoài sáng tác nhạc, ông còn viết báo, tiểu thuyết, tiểu phẩm trào phúng và đặc biệt là phiếm luận về truyện kiếm hiệp Kim Dung (Kim Dung giữa đời tôi).
Năm 1999, theo gợi ý của Bí thư tỉnh ủy Bạc Liêu Nguyễn Văn Út, ông tiến hành phục dựng lại bài Dạ Cổ Hoài Lang đem cho nhạc sĩ Quốc Dũng hòa âm và ca sĩ Hương Lan, Hạnh Nguyên trình diễn lần đầu tiên trên sóng VTV1.[2] Năm 2013, ông lại cùng ba nhà báo Anh Đức, Liêu Phúc Minh, Tố Loan dịch tiếp bản Dạ Cổ Hoài Lang ra ba thứ tiếng Anh, Pháp và Quan thoại.[3][4]
Năm 2007, ông chuyển ngữ game Cửu Long Tranh Bá (9D Online) do VNG phát hành tại Việt Nam. Ông cũng tham gia viết lời bình ở phần phụ lục cho bộ truyện tranh Phong Vân và Anh hùng vô lệ.
^Quỳnh Trang (ngày 7 tháng 5 năm 2020). “Vĩnh biệt nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển”. Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2020.
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.