Vên vên

Vên vên
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Malvales
Họ (familia)Dipterocarpaceae
Chi (genus)Anisoptera
Loài (species)A. costata
Danh pháp hai phần
Anisoptera costata
Korth., 1841[2][3]
Danh pháp đồng nghĩa
  • Anisoptera cochinchinensis Pierre, 1886
  • Anisoptera marginatoides F.Heim, 1902
  • Anisoptera mindanensis Foxw., 1918
  • Anisoptera oblonga Dyer, 1874
  • Anisoptera robusta Pierre, 1890
  • Dryobalanops hallii Korth. ex Burck, 1887
  • Shorea nervosa Kurz, 1877

Vên vên hay vên vên nhẵn, vên vên trắng, vên vên xanh (danh pháp hai phần: Anisoptera costata) là một loài thực vật thuộc họ Dầu. Tên gọi costata xuất phát từ Latin (costatus = có gờ) để mô tả lớp gân nổi bật của phiến . A. costata là một cây gỗ khổng lồ, cao tới 65 m, có ở các khu rừng vùng đất thấp thường xanh và bán xanh của khu vực Ấn-Miến và ở các khu rừng dầu hỗn hợp của Malesia. Loài này có ở Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam.

Tại Việt Nam, vên vên phân bố từ nam đèo Hải Vân đến Phú Quốc.[4]

Vên vên là cây gỗ cao từ 25 m đến 40 m, đường kính từ 50 cm đến 80 cm. Gỗ dùng trong xây dựng và đóng đồ gia dụng[4].

Đặc điểm nhận dạng

Cây gỗ lớn thường xanh, cao 30 – 40 m, đường kính 50 – 80 cm hay hơn. Vỏ xám nâu, khi non nhẵn, khi già nứt sâu. Cành non phủ lông hình sao màu vàng dày đặc. Lá đơn, nguyên, hình trái xoan thuôn, dài 10 – 17 cm, rộng 5 – 8 cm, đỉnh có mũi nhọn ngắn, gốc tù hay hơi hình tim, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông hình sao, sớm rụng; gân bên 12 - 17 đôi (lá nhỏ) hoặc 20 - 24 đôi (lá lớn). Lá kèmnhỏ, hình ngọn giáo, có lông. Cụm hoa chùm, dài 10 – 15 cm, mọc ở nách lá hay đỉnh cành, có lông hình sao, Lá đài có lông, các lá đài phía ngoài hơi dài hơn lá đài phía trong.Cánh hoa hình ngọn giáo tù, màu trắng. Nhị 30 - 35. Bầu chìm trong đế hoa, 2 ô, mỗi ô 2 noãn; vòi dài, thuôn, có lông, đỉnh có 3 răng nhỏ. Quả gần hình cầu, màu nâu, đường kính khoảng 1 cm, có vòi tồn tại ở đỉnh; 2 cánh lớn dài12 cm, rộng 2 cm, 3 cánh kia chỉ dài 2,5 cm.

Sinh học và sinh thái

Mùa hoa tháng 12 - 3 (năm sau), có quả tháng 4 - 5. Cây mọc trong các rừng kín, ẩm, thường xanh hay hơi khô. Cũng gặp trong các rừng nửa rụng lá, tiếp giáp rừng thường xanh với Bằng lăng ưu thế. Cùng mọc Sao đen, Dầu rái, Sến mủ, Gội nếp..., ít khi gặp Vên vên mọc thành các khu rừng gần thuần loại.

Phân bố

Trong nước: Đà Nẵng, Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Kiên Giang.

Thế giới: Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Philippin, Indonesia.

Giá trị

Loại cây cho gỗ đóng tàu thuyền tốt nhất của Việt Nam. Gỗ Vên vên xếp vào nhóm hồng sắc, tỷ trọng 0,6 - 0,7; cũng dùng đóng đồ đạc, ván sàn hoặc chế biến gỗ dán, gỗ lạng.

Tình trạng

Do gỗ quý nên đã bị khai thác mạnh, thêm nữa môi trường sống cũng bị thu hẹp nhiều do các rừng nguyên sinh và rừng giàu bị phá huỷ nghiêm trọng. Vên vên đã bị tuyệt diệt ở một số tỉnh và huyện thuộc vùng Đông Nam Bộ.

Biện pháp bảo vệ

Vên vên được khoanh bảo vệ ở Vườn quốc gia Chư Mom Ray, Cát Tiên và được phát triển gieo trồng ở nhiều tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ.

Chú thích

  1. ^ Nguyen, H.N.; Vu, V.D.; Luu, H.T.; Hoang, V.S.; Pooma, R.; Khou, E.; Nanthavong, K.; Newman, M.F.; Ly, V.; Barstow, M. (2017). Anisoptera costata. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2017: e.T33166A2833752. doi:10.2305/IUCN.UK.2017-3.RLTS.T33166A2833752.en. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Pieter Willem Korthals, 1841. Anisoptera costata. Verhandelingen over de Naturlijke Geschiedenis der Nederlandsche Overzeesche Bezittingen 2: 67, tab. 6
  3. ^ Ashton, P. S. (tháng 9 năm 2004). Anisoptera costata Korth.”. Trong Soepadmo, E.; Saw, L. G.; Chung, R. C. K. (biên tập). Tree Flora of Sabah and Sarawak. (free online from the publisher, lesser resolution scan PDF versions). 5. Forest Research Institute Malaysia. tr. 73–74. ISBN 983-2181-59-3. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2007.
  4. ^ a b Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2003). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập II. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp. tr. 328.

Tham khảo