USS Sicily (CVE-118)

USS Sicily off Korea in April 1954
Tàu sân bay hộ tống USS Sicily (CVE-118) ngoài khơi Triều Tiên, tháng 4 năm 1954
Lịch sử
Hoa Kỳ
Tên gọi USS Sicily (CVE-118)
Đặt tên theo Sicily
Xưởng đóng tàu Todd Pacific Shipyards, Tacoma, Washington
Đặt lườn 23 tháng 10 năm 1944
Hạ thủy 14 tháng 4 năm 1945
Người đỡ đầu bà Julius Vanderwiele
Nhập biên chế 27 tháng 2 năm 1946
Xuất biên chế 4 tháng 10 năm 1954
Đổi tên Sandy Bay thành Sicily 5 tháng 6 năm 1945
Xóa đăng bạ 1 tháng 7 năm 1960
Danh hiệu và phong tặng 5 × Ngôi sao Chiến trận
Số phận Bán để tháo dỡ, 31 tháng 10 năm 1960
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu sân bay hộ tống Commencement Bay
Kiểu tàu Tàu sân bay hộ tống
Trọng tải choán nước
  • 10.900 tấn Anh (11.100 t) (tiêu chuẩn);
  • 24.100 tấn Anh (24.500 t) (đầy tải)[1]
Chiều dài 557 ft (170 m)
Sườn ngang
  • 75 ft (23 m) (mực nước);
  • 105 ft 2 in (32,05 m) (sàn đáp)
Mớn nước 30 ft 8 in (9,35 m)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hơi nước hộp số;
  • 2 × trục;
  • công suất 16.000 shp (12.000 kW)
Tốc độ 19 hải lý trên giờ (22 mph; 35 km/h)
Thủy thủ đoàn tối đa 1.066 sĩ quan và thủy thủ
Vũ khí
Máy bay mang theo 34 × máy bay

USS Sicily (CVE-118) là một tàu sân bay hộ tống lớp Commencement Bay được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Mỹ được đặt theo đảo Sicily, Ý, nơi diễn ra cuộc đổ bộ dưới tên gọi Chiến dịch Husky vào năm 1943. Hoàn tất khi Thế Chiến II đã kết thúc, con tàu tiếp tục phục vụ tích cực sau đó trong Chiến tranh Triều TiênChiến tranh Lạnh, cho đến khi xuất biên chế năm 1954 và bị bán để tháo dỡ năm 1960. Sicily được tặng thưởng năm Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Triều Tiên.

Thiết kế và chế tạo

Với tên ban đầu là Sandy Bay, con tàu được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Todd Pacific ShipyardsTacoma, Washington vào ngày 23 tháng 10 năm 1944. Nó được hạ thủy vào ngày 14 tháng 4 năm 1945; được đỡ đầu bởi bà Julius Vanderwiele, và được đổi tên thành Sicily vào ngày 5 tháng 6 năm 1945 trước khi nhập biên chế vào ngày 27 tháng 2 năm 1946 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại tá Hải quân B. W. Wright.

Lịch sử hoạt động

Sicily được trang bị tại Portland, Oregon, rồi được chất tiếp liệu tại Seattle, Washington trước khi lên đường đi San Diego, California, nơi nó tiến hành chạy thử máy huấn luyện trong tháng 4tháng 5, 1946. Nó nhận mệnh lệnh lên đường vào ngày 15 tháng 5 để chuyển sang vùng bờ Đông, đi ngang qua kênh đào PanamaNorfolk, Virginia để đến New York. Con tàu đi vào Xưởng hải quân Brooklyn vào ngày 6 tháng 6 và ở lại đây cho đến ngày 30 tháng 9, khi nó lên đường đi Argentia, Newfoundland để thực hành huấn luyện trong điều kiện giá lạnh. Trong thời gian còn lại của năm 1946, và trong hơn ba năm tiếp theo cho đến ngày 3 tháng 4, 1950, nó hoạt động cùng Hạm đội Đại Tây Dương từ cảng nhà Norfolk. Nó được điều động sang Hạm đội Thái Bình Dương vào năm 1950, và đi đến cảng nhà mới là San Diego vào ngày 28 tháng 4, dự định sẽ thực hành huấn luyện chống tàu ngầm trong mùa Hè.

Một máy bay OY-2 của Thủy quân Lục chiến cất cánh từ Sicily, năm 1950.

Tuy nhiên, sự kiện lực lượng Bắc Triều Tiên tấn công xuống lãnh thổ Nam Triều Tiên vào ngày 25 tháng 6, 1950, khiến Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, đã buộc phải huy động Sicily sang vùng chiến sự tại Viễn Đông. Con tàu được thông báo khẩn cấp vào ngày 2 tháng 7, và lên đường chỉ hai ngày sau đó hướng sang khu vực Tây Thái Bình Dương, bắt đầu lượt đầu tiên trong số ba đợt phục vụ tại vùng biển Triều Tiên. Chiếc tàu sân bay đảm nhiệm vai trò soái hạm cho Đội tàu sân bay 15, và vào ngày 3 tháng 8 đã tung những máy bay thuộc Liên đội Không lực Thủy quân Lục chiến VMF-214 được phối thuộc thực hiện những phi vụ đầu tiên hỗ trợ cho lực lượng Liên Hợp Quốc chiến đấu trên bộ.

Trong đợt phục vụ này, Sicily đã hỗ trợ các hoạt động tác chiến tại Pohang, hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên Inchon vào ngày 15 tháng 9, tiến quân đến Seoul, rồi trong cuộc triệt thoái Hŭngnam từ ngày 9 đến ngày 24 tháng 12, trước khi quay trở về San Diego vào ngày 5 tháng 2, 1951. Trong lượf phục vụ thứ hai cùng Đệ thất Hạm đội từ ngày 13 tháng 5 đến ngày 12 tháng 10, 1951, chiếc tàu sân bay đã hoạt động ở cả hai phía bờ biển của bán đảo Triều Tiên; rồi trong lượt phục vụ thứ ba cùng Đệ thất Hạm đội từ ngày 8 tháng 5 đến ngày 4 tháng 12, 1952, nó phục vụ cùng Lực lượng Đặc nhiệm 95, lực lượng Hộ tống và Phong tỏa Liên Hợp Quốc. Con tàu còn được cử sang hoạt động tại Viễn Đông một lần nữa từ ngày 14 tháng 7, 1953 đến ngày 25 tháng 2, 1954.

Sau khi quay trở về vùng bờ Tây, Sicily được cho xuất biên chế vào ngày 4 tháng 10, 1954, và được đưa về Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 7, 1960, và con tàu được bán cho hãng Nicolai Joffe Corp. vào ngày 31 tháng 10, 1960 để tháo dỡ.

Phần thưởng

Sicily được trao tặng năm Ngôi sao Chiến đấu do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Triều Tiên.

Tham khảo

  1. ^ Silverstone 1989

Thư mục

  • Bài này có các trích dẫn từ nguồn Dictionary of American Naval Fighting Ships thuộc phạm vi công cộng.
  • Silverstone, Paul H. (1989). US Warships of World War 2. Naval Institute Press. ISBN 978-0870217739.