Tuấn Ngọc (sinh năm 1947) tên thật là Lã Anh Tuấn, là một ca sĩ người Việt Nam. Tuấn Ngọc nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và được coi là "tượng đài" của dòng nhạc trữ tình Việt Nam ở hải ngoại. Ông còn được xem là nam ca sĩ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thế hệ đồng nghiệp chung thể loại nhạc với bản thân mình.
Tiểu sử
Tuấn Ngọc sinh năm 1947, tên thật của ông là Lữ Anh Tuấn. Ông là con của Lữ Liên, thành viên nhóm nhạc trào phúng AVT. Ngay từ lúc 5 tuổi, ông được cha mình đưa đi hát ở Đài phát thanh Đà Lạt và bắt đầu với con đường âm nhạc.[1] Các anh chị em của Tuấn Ngọc đều là những ca sĩ Bích Chiêu, Anh Tú, Khánh Hà, Thúy Anh, Lưu Bích.[2][3] Nghệ danh Tuấn Ngọc bắt nguồn từ việc khi gia đình ông chuyển vào Sài Gòn thì ông cũng hát trên các đài phát thanh ở Sài Gòn. Lúc đó có một kịch sĩ tên là Anh Tuấn cũng làm việc trong đài, nên cha ông phải đặt lại cho ông cái tên Tuấn Ngọc.[4] Tuấn Ngọc cho biết năm 11 tuổi, ông bắt đầu hát nhạc Mỹ và tới 13 tuổi bắt đầu hát để kiếm sống, tới năm 17 tuổi bắt đầu biểu diễn chuyên nghiệp.[5]
Vốn thành danh tại Sài Gòn trước năm 1975 trong ban nhạc The Strawberry Four, Tuấn Ngọc có nhiều thuận lợi trong sự nghiệp hoạt động âm nhạc khi sang Mỹ định cư.[6] Ông cũng tham gia nhóm The Top Five.[7]
Sau 1975, Tuấn Ngọc rời Việt Nam và định cư tại Nam California. Đến giữa thập niên 1980, ông được xem là một trong những nghệ sĩ lớn của tầng lớp ca nhạc hải ngoại Việt Nam và có tiếng với những bài hát trữ tình của Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An...[7] Có thời gian ông sống tại Hawaii.[2] Năm 1989, khi Tuấn Ngọc cùng Thái Hiền ra CD Lời gọi chân mây với những ca khúc trữ tình, dòng nhạc tình ca mang âm hưởng thời tiền chiến, đây trở thành dòng nhạc làm nên tên tuổi của Tuấn Ngọc.[8]
Về nước hoạt động nghệ thuật
Đầu năm 2001, ông cùng Ý Lan về nước và thực hiện một tour diễn khắp Việt Nam, đồng thời tham gia chương trình Duyên dáng Việt Nam.[9] Năm 2002, Cục Nghệ thuật Biểu diễn Việt Nam đã quyết định cho Tuấn Ngọc được biểu diễn để thu thanh, ghi hình, và sản xuất băng đĩa tại Việt Nam, thông qua khâu phát hành và xin phép của Hãng phim truyện I.[10] Quyết định này có hiệu lực bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2004. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, Tuấn Ngọc mới chỉ được phép thu album chứ chưa được hoạt động biểu diễn trên sân khấu ca nhạc tại Việt Nam.[10]
Ngày 1 tháng 4 năm 2006, Tuấn Ngọc biểu diễn 20 bản tình ca trong chương trình "Riêng một góc trời" tại khách sạn Sheraton, thành phố Hồ Chí Minh dù lúc xuống sân bay, ông bị viêm họng.[11][12] Đây cũng được xem là liveshow chính thức đầu tiên tại Việt Nam của ông sau hơn 30 năm định cư ở Mỹ.[13] Giá vé chợ đen cho đêm diễn lên đến 4 triệu đồng một cặp.[14]
Thập niên 2010, Tuấn Ngọc về nước và nhận được sự đón nhận của công chúng. Tháng 5 năm 2011, ông đã có đêm nhạc chung cùng ca sĩ Nguyên Thảo. Ca sĩ này cho biết kể từ khi trở về Việt Nam đến giờ, ông luôn muốn được tổ chức một chương trình của riêng bản thân tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Theo tiết lộ của bản thân, ông từng về Việt Nam biểu diễn khắp ba miền nhưng chưa lần nào quan trọng như biểu diễn tại Nhà hát Lớn nên đã tổ chức chương trình "Riêng một góc trời" diễn ra trong 3 đêm từ ngày 2 đến ngày 4 tháng 1 năm 2012 với tổng số 20 bài hát.[1][15] Dù đã từng kết hợp với nhau trong một số chương trình biểu diễn cho cộng đồng Việt kiều, nhưng trong liveshow này, Tuấn Ngọc lần đầu tiên song ca với ca sĩ Mỹ Linh trước khán giả Hà Nội. Hai người từng xảy ra sự cố hát sai lời nghiêm trọng nên ban tổ chức chương trình đã phải lên tiếng khẳng định sẽ có màn hình phụ trợ cho ca sĩ để khắc phục "triệt để" sự cố này.[16][17]
Cuối năm 2011, Tuấn Ngọc tham gia buổi phỏng vấn trực tuyến lúc ngày 20 tháng 12 tại Hà Nội với VnExpress để bày tỏ rõ hơn ý kiến gây tranh cãi thời điểm đó của ông là "không có con thì tốt hơn".[1] Năm 2016, ông làm ban giám khảo mùa thi thứ sáu của "Tiếng hát mãi xanh", là lần đầu tiên Tuấn Ngọc về nước làm giám khảo một chương trình.[18][19] Năm 2017, nhân kỷ niệm ngày sinh nhạc sĩ Phạm Duy, Tuấn Ngọc cùng hãng phim Phương Nam ra mắt album Phạm Duy vol.8 – Còn chút gì để nhớ. Album ngoài Tuấn Ngọc còn có sự góp giọng của một số nam ca sĩ khác như Tấn Minh, Đức Tuấn và Hồ Trung Dũng. Tuy nhiên sau đó Tuấn Ngọc đã xin công ty sản xuất bỏ hết bản thu âm lần một trong CD vừa ra mắt vì không ưng ý khi nghe lại.[20] Năm 2019, Tuấn Ngọc tham gia Giọng hát Việt với vai trò là huấn luyện viên và đồng thời là vị huấn luyện lớn tuổi nhất trong lịch sử chương trình.[21] Tuy nhiên, việc ông tham gia chương trình cũng nhận không ít ý kiến trái chiều từ phía người xem.[22]
Đời tư
Tuấn Ngọc kết hôn với Thái Thảo, là con gái của nhạc sĩ Phạm Duy vào năm 1994.[20] Thái Thảo kém Tuấn Ngọc 14 tuổi, hai người có với nhau 3 người con gái,[23] riêng Thái Thảo có một người con trai riêng.[24][25] Từng có sự nghiệp đáng chú ý về nghề ca hát nhưng trong khoảng thời gian dài, Thái Thảo không đi hát mà ở nhà chăm lo cho gia đình.[24] Ông đã bình luận về những thách thức của việc nuôi dạy con cái.[26][27][28] Các con của ông đều trưởng thành ở Mỹ.[5]
Nhận định
Theo Vietnamnet, Tuấn Ngọc nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và được coi là "tượng đài" của dòng nhạc trữ tình Việt Nam ở hải ngoại.[8] Ông còn được xem là nam ca sĩ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thế hệ đồng nghiệp chung thể loại nhạc với ông.[1] Báo VnExpress nhận xét ông có "chất giọng trầm ấm và kỹ thuật âm nhạc thuộc loại hiếm có" nên đã tạo ra ảnh hưởng khá lớn với những thế hệ nghệ sĩ sau như: Nguyên Khang, Xuân Phú, Thụy Long, Trần Thái Hòa.[7]Đài phát thanh quốc tế Pháp đã cho rằng "riêng một góc trời", một sáng tác của Ngô Thụy Miên vẫn chưa có người nào thể hiện thành công hơn Tuấn Ngọc. Đài này tự nhận định Tuấn Ngọc này trở thành một "tượng đài" của nền tân nhạc Việt Nam.[29] Theo báo Tiền phong, ông để lại dấu ấn "khó phai" lên một số lượng bài hát đáng kể. Một số nam ca sĩ chịu ảnh hưởng cách hát Tuấn Ngọc thường được liêt kê nhưng ít người trong số họ thực sự có một cái tên riêng. Ngoại trừ Quang Dũng cũng được coi là chịu ảnh hưởng Tuấn Ngọc nhưng thiên về phong cách hơn chất giọng.[30]
Quan điểm
Phong cách
Tuy được cha mở đường cho sự nghiệp âm nhạc lúc mới 5 tuổi nhưng Tuấn Ngọc không chịu ảnh hưởng từ phong cách của cha mà chọn phong cách âm nhạc Mỹ và châu Âu.[1][31] Ông cho biết nguồn gốc phong cách âm nhạc của mình là nhạc trữ tình, trong đó sở thích của ông là những bài hát khoảng thập niên 1950 đến 1980.[32] Tuấn Ngọc đặc biệt luôn luôn thích biểu diễn các tác phẩm của 3 tác giả Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn và Phạm Duy. Mỗi khi hát, ông coi trọng yếu tố "tình cảm hơn kỹ thuật" và lời nhạc, nội dung ca từ mới là quan trọng nhất.[32]
Tự nhận xét về niềm tin yêu của khán giả với mình, Tuấn Ngọc cho rằng cả đời ông bị chê "hát dở" và cho biết nếu có ai chê thì sẽ biểu diễn "với tình yêu âm nhạc đến khi khán giả từ chối mới thôi".[33] Tuấn Ngọc thường thể hiện biểu cảm như nhăn mặt trong lúc biểu diễn. Lý giải về việc này, ông cho rằng trên sân khấu vì quá nhập tâm vào các nhạc phẩm trữ tình nên mới "nhăn nhó".[34] Ông cũng bày tỏ niềm yêu thích được biểu diễn trong những căn phòng nhỏ hơn là khán phòng lớn, vì như vậy ông mới có thể đứng gần khán giả và tương tác với nhau.[35]
Âm nhạc Việt Nam
Qua mỗi lần về nước biểu diễn, Tuấn Ngọc cho biết âm nhạc Việt Nam "đang tiến gần tới tính chuyên nghiệp, nhất là dòng nhạc trẻ."[1] Tuấn Ngọc cho biết âm nhạc Việt Nam thời ông còn bé "mới chỉ được nhạc sĩ để tâm đến giai điệu mà chưa có những yếu tố khác".[36] Nói về thái độ cư xử của các nghệ sĩ, ông cho rằng "nghệ sĩ Việt bực mình là cãi nhau, la lối trên sân khấu".[3]
Sự cố
Trong một chương trình biểu diễn tưởng niệm nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, Tuấn Ngọc đã không thuộc bài "Đêm đông". Nhiều khán giả tỏ ra thông cảm vì tuổi tác nên trí nhớ của ông bị ảnh hưởng, nhưng không ít khán giả hâm mộ tỏ ra hụt hẫng.[37]
Năm 2023, cư dân mạng tranh cãi về việc ca sĩ Tuấn Ngọc cố tình sửa lời khi thể hiện bài hát "Tình bơ vơ" của nhạc sĩ Lam Phương trong một buổi diễn tại Thành phố Hồ Chí Minh.[38] Bình luận với BBC News Tiếng Việt, nhà báo Mạnh Hà của báo Tiền Phong nói có thể chỉ là "nhầm lẫn cá nhân" của ông.[39] Một ngày sau khi bị dư luận chỉ trích, trang YouTube Mây Saigon Live Stage đã gỡ bỏ video clip tiết mục này.[40]
LK Đồng Xanh (LV: Lê Hựu Hà), Ôi Giàn Thiên Lý Đã Xa (LV: Phạm Duy)
Bằng Kiều
Paris By Night 84
34
LK Lời Yêu Thương: Kiếp Đam Mê (Duy Quang), Để Quên Con Tim (Đức Huy), Tình Tự Mùa Xuân (Từ Công Phụng), Anh Yêu Em Vào Cõi Chết (Phạm Duy, Nguyễn Long), Lời Yêu Thương (Đức Huy)
^Thu Hà (21 tháng 6 năm 2011). “Tuấn Ngọc du ca”. Tạp chí Kinh tế Sài Gòn. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2023.