Trận Artois lần thứ hai

Trận Artois lần thứ hai
Một phần của Mặt trận phía Tây trong Chiến tranh thế giới thứ nhất

Tranh vẽ trận Artois lần thứ hai.
Thời gian9 tháng 518 tháng 6 năm 1915
Địa điểm
Kết quả Quân Đồng minh Anh - Pháp tấn công thất bại và hứng chịu thiệt hại nặng nề.[1][2]
Tham chiến

Pháp Pháp
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Vương quốc Anh

Đế quốc Đức Đế quốc Đức
Chỉ huy và lãnh đạo
Pháp Joseph Joffre[4][5]
Pháp Ferdinand Foch[2]
Pháp Victor d'Urbal[2]
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Douglas Haig[2]
Đế quốc Đức Thái tử Rupprecht xứ Bayern [1]
Lực lượng
Pháp Tập đoàn quân số 10[2]
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Tập đoàn quân số 1[2]
Hơn 700 hỏa pháo, cộng thêm 293 trọng pháo vài siêu pháo [5]
Đế quốc Đức Tập đoàn quân số 6 [1]
Thương vong và tổn thất
Nguồn 1: Tổng cộng: 125.000 quân thương vong[1] (Pháp: Hơn 100.000 quân thương vong[1])
Nguồn 2: Anh: 65.000 quân thương vong[6], Pháp: 102.500 quân thương vong [6]
Nguồn 1: Xấp xỉ 90.000 quân thương vong[1]
Nguồn 3: 75.000 quân thương vong [2]
Nguồn 4: Hơn 80.000 quân thương vong [4]
Nguồn 5: 50.000 quân thương vong [7]

Trận Artois lần thứ hai là một trận đánh ở miền Bắc nước Pháp trên Mặt trận phía Tây của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, diễn ra từ ngày 9 tháng 5 cho đến ngày 18 tháng 6 năm 1915. Trận đánh này khởi đầu là chiến dịch tấn công của Tập đoàn quân số 10 của Pháp và Tập đoàn quân số 1 của Anh nhằm vào Tập đoàn quân số 6 của Đế quốc Đức.[1][4] Đây là một chiến dịch đẫm máu,[4] và kết thúc với việc quân Đồng minh mà nhất là quân Pháp phải hứng chịu thiệt hại nặng nề (hơn hẳn đối phương) nhưng chỉ giành được nhiều thành quả tương đối nghèo nàn. Sức mạnh của hệ thống phòng ngự của Quân đội Đức đã góp phần khiến cho quân Đồng minh Anh - Pháp không thể đạt được những mục tiêu của mình trong trận chiến này.[1][2] Đồng thời, thất bại này cũng chứng tỏ sự kém hiệu quả của lực lượng Pháo binh Anh và Pháp trên Mặt trận phía Tây.[8] Sau này, quân Đồng minh Anh - Pháp mở trận Artois lần thứ ba vào cuối năm 1915 và cũng kết thúc với thất bại của họ.[9]

Đầu năm 1915, Quân đội Đức chiếm giữ một phần đất không nhỏ ở miền Đông Bắc Pháp. Phe Đồng minh Anh - Pháp khi ấy chủ trương tiến công quân Đức, và để thực hiện mục đích của mình, các chỉ huy quân Anh và quân Pháp quyết định phát động các chiến dịch tấn công tại ChampagneArtois, mặc dù địa hình hai khu vực này không phù hợp cho những cuộc tiến công quy mô lớn. Cho dù các nỗ lực đột phá ở Champagne không giành được thắng lợi đáng kể, những sự kiện trong mùa xuân càng thêm củng cố mong muốn tiến công Artois của Tổng tư lệnh Quân đội PhápJoseph Joffre. Một phần là[1], trong lúc phần lớn Lực lượng Viễn chinh Anh đang vướng vào trận Ypres lần thứ hai, Joffre quyết định phát động một chiến dịch tấn công tại Artois để chọc thủng phòng tuyến của quân Đức[1], đồng thời cũng giảm áp lực cho quân Anh tại Ypres. Người Anh và Pháp quyết định tổ chức tiến công tại Artois, dọc theo mặt trận do Tập đoàn quân số 6 dưới quyền Thái tử xứ Bayern trấn giữ.[1] Tư lệnh ở khu vực phía Bắc của Joffre là Ferdinand Foch đã ra lệnh cho Tập đoàn quân số 10 của Pháp tiến đánh đồi Vimy, trong khi Tập đoàn quân số 1 của Anh tiến công từ Neuve Chapelle về đồi Aubers.[2]

Cuộc tiến công của Quân đội Pháp đã mở đầu sau một cuộc pháo kích ác liệt kéo dài từ ngày 4 tháng 5 cho đến ngày 9 tháng 5 năm 1915, ngược lại cuộc tiến công của Quân đội Anh chỉ khai mào sau một cuộc công pháo kéo dài 40 phút vào ngày 9 tháng 5 năm 1915. Khi quân Bộ binh Đồng minh rời khỏi chiến hào, tình hình cho thấy một số tổ súng máy Đức đã sống sót sau các cuộc công pháo, nhất là dọc theo đồi Aubers.[2] Ngày hôm ấy, quân Anh không tiến được xa và chịu tổn thất lớn, và phải chấm dứt cuộc tấn công vô ích của mình.[1][10] Trong khi đó, về hướng Bắc,[2] quân Pháp tiến công trên một khu vực dài 6 dặm AnhQuân đoàn của tướng Philippe Pétain ban đầu làm nên bước tiến lớn về đồi Vimy[1], mặc dù chịu thương vong cao.[5] Nhưng họ đã bị kiệt quệ[3], trong khi nỗ lực của quân Pháp ở các nơi khác thì không thành công như vậy và Thái tử xứ Bayern đã giành lại được đồi Vimy bằng những đợt phản kích nhanh chóng. Vào ngày 15 tháng 5 năm 1915,[1][4] cuộc tiến công của quân Pháp phải chấm dứt mà không thể đạt được mục tiêu của mình.[2] Theo yêu cầu của Joffre, quân Viễn chinh Anh một lần nữa tiến công trong ngày hôm đó, trước khi phải chịu một cuộc pháo kích 4 ngày của quân Đức. Ban đầu, họ tiến công nhanh chóng nhưng sang những ngày hôm sau thì chậm lại. Cho đến ngày 27 tháng 5 năm 1915, chiến dịch tấn công của họ cũng bị kết liễu. Nhưng vào tháng 6 năm 1915, quân Đồng minh Anh - Pháp tiếp tục tiến công, mà đặc biệt là các cuộc tấn công giữa ngày 1519 tháng 6 năm ấy, nhưng chỉ làm nên được một chút bước tiến và không thực hiện được mục tiêu của mình.[1][6][8] Có lúc, quân Đức mất 600 tù binh nhưng đổi lại họ gây tổn thất đến 19.000 người cho địch thủ. Bất chấp mọi nỗ lực của họ, quân Đồng minh tiếp tục chịu thiệt hại không nhỏ từ ngày 17 tháng 8 và trong đêm ngày 18 tháng 6 năm 1915, Foch và Joffre đồng ý chấm dứt chiến dịch đắt giá này[5][10]. Vào ngày 19 tháng 6 năm 1915, chiến dịch đã chấm dứt, quân Đồng minh đã không thể chọc thủng phòng tuyến của quân Đức và quân Đức vẫn làm chủ cả đồi Aubers lẫn đồi Vimy.[1]

Chú thích

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p Spencer Tucker, World War I: A - D., Tập 1, các trang 141-142.
  2. ^ a b c d e f g h i j k l Lawrence Sondhaus, World War One: The Global Revolution, các trang 132-133.
  3. ^ a b Don Farr, Silent General: Horne of the First Army: a Biography of Haig's Trusted Great War Comrade-in-arms, các trang 54-55.
  4. ^ a b c d e Michael Bechthold, Vimy Ridge: A Canadian Reassessment, các trang 54-55.
  5. ^ a b c d Elizabeth Greenhalgh, Foch in Command: The Forging of a First World War General, các trang 110-111.
  6. ^ a b c John Mosier, The Myth of the Great War: A New Military History, trang 152
  7. ^ Bob Navarro, The Emergence of Power, trang 154
  8. ^ a b Spencer C. Tucker, Priscilla Mary Roberts, World War I: A Student Encyclopedia, trang 238
  9. ^ Lawrence Sondhaus, World War One: The Global Revolution, trang 139
  10. ^ a b Alexander Turner, Cambrai 1917: The birth of armoured warfare, trang 11