Chiến dịch Michael

Chiến dịch Michael
Một phần của Mặt trận phía Tây trong Chiến tranh thế giới thứ nhất
Những thắng lợi của quân đội Đức đầu năm 1918
Thời gian21 tháng 35 tháng 4 năm 1918[1]
Địa điểm
Miền Bắc Pháp
Kết quả Quân đội Đức giành thắng lợi chiến thuật rất lớn,[2] nhưng không đạt được mục tiêu chiến lược và chiến dịch[3][4]
Tham chiến
Đế quốc Đức Đế quốc Đức

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Vương quốc Anh

Pháp Pháp

Hoa Kỳ Hoa Kỳ[5]
Chỉ huy và lãnh đạo
Đế quốc Đức Erich Ludendorff[6]
Đế quốc Đức Otto von Below[7]
Đế quốc Đức Georg von Marwitz[8]
Đế quốc Đức Oskar von Hutier[7]
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Douglas Haig[9]
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Hubert Gough[7]
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Julian Byng[10]
Pháp Ferdinand Foch[9]
Pháp Debeney[11]
Lực lượng
74 – 76 sư đoàn, 6.473 hỏa pháo và 730 máy bay[12][13] Ban đầu: 34 sư đoàn bộ binh và 3 sư đoàn kỵ binh Anh, 2.804 hỏa pháo, 579 hỏa pháo và 217 xe tăng[12]
Thương vong và tổn thất
239.800 quân thương vong[14] 254.739 quân thương vong[14], 1.000 hỏa pháo bị thu giữ[15]

Chiến dịch Michael đã diễn ra từ ngày 21 tháng 3 cho đến ngày 5 tháng 4 năm 1918[16], tại Pháp trên Mặt trận phía Tây trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.[1][6] Được một số người biết đến với tên gọi Trận sông Somme năm 1918[17], Trận sông Somme lần thứ nhất, (có tài liệu ghi là Trận sông Somme lần thứ hai), Trận Picardy lần thứ hai hay Trận đại chiến tại Pháp (tiếng Đức: Grosse Schlacht von Frankreich) đây là chiến dịch đầu tiên trong 5 chiến dịch tấn công đại quy mô của tướng Erich Ludendorff của Đế quốc Đức trong mùa xuân năm 1918.[7][18] Mặc dù quân đội Đế quốc Đức đã đánh tan quân đội Anh trong giai đoạn đầu của chiến dịch này và tạo nên bước tiến lớn nhất trong cuộc chiến tranh kể từ năm 1914, họ giành thắng lợi chiến thuật chứ không phải là thắng lợi chiến lược. Quân đội phe Hiệp Ước bị thiệt hại nặng nề, song, cuộc tiến công của quân Đức cuối cùng đã bị khối Hiệp Ước chặn đứng trong khi bản thân quân Đức cũng hứng chịu thiệt hại nặng nề, cho dù thắng lợi của họ đã khuyến khích Ludendorff tiếp tục các chiến dịch mùa xuân của mình[7][15][19][20] đồng thời gây khủng hoảng chính trị tại Anh.[21]

Ludendorff đã phát động một loạt chiến dịch tấn công trên Mặt trận phía Tây để mang lại thắng lợi cho Đức trước khi Hoa Kỳ có thể tham chiến với quân số đông đảo.[13] Chiến dịch Michael đã được khơi mào với mục tiêu là nơi hội quân giữa quân đội Anh và Pháp.[12] Sau một cuộc pháo kích bất ngờ[13] và dữ dội, quân đội Đức đã tiến công trên một mặt trận dài 50 dặm Anh (kéo dài từ La Fèrre đến Arras), do Tập đoàn quân số 3 của Đế quốc Anh án ngữ về hướng Bắc và Tập đoàn quân số 5 của Anh án ngữ về hướng Nam. Quân Đức dễ dàng đánh bại Tập đoàn quân số 5 của Anh[12] – vốn còn đang trong quá trình hồi phục sau trận Passchendaele đẫm máu năm 1917.[13] Ngày hôm sau, người Anh mất liên lạc với quân đội Pháp ở cánh phải của họ và Tập đoàn quân số 5 của Anh phải triệt thoái về phía sau sông Somme. Tập đoàn quân số 18 của Đức giành được thắng lợi, tuy nhiên về phía Bắc các Tập đoàn quân số 2 và số 17 phải đối mặt với hệ thống phòng ngự tốt hơn của Tập đoàn quân số 3 của Anh. Ludendorff vẫn có thể giành một thắng lợi quyết định nếu ông tập trung vào giao điểm đường ray quan trọng tại Amiens, nhưng do nghĩ rằng quân Anh đã bị đè bẹp, ông phát lệnh cho 3 tập đoàn quân của mình tiến công theo 3 mũi chệch nhau. Cho dù quân đội Anh tiếp tục rút lui – quân đội Đức chiếm được Bapaume vào ngày 24 tháng 3 và Albert vào ngày 26 tháng 3 - chiến tuyến của họ vẫn đứng vững. Quân Đức đã kéo căng đường hậu cần của mình và không có đủ quân dự bị để chọc phá. Phi cơ Anh cũng gây khó khăn cho đối phương.[12]

Nhìn chung, người Đức đã giành thắng lợi chiến thuật rực rỡ mà một phần là do giới chỉ huy khối Hiệp Ước thiếu hợp tác. Điều đó đã buộc phe Hiệp Ước phải trao quyền tổng chỉ huy quân đội trên Mặt trận phía Tây cho tướng Ferdinand Foch của Pháp. Giờ đây, ông dốc các lực lượng trừ bị ra để chặn đứng quân Đức. Sau khi chiến dịch tấn công Somme của ông đã dừng lại, Ludendorff chuẩn bị một cuộc tấn công khác. Vào ngày 25 tháng 3, ông chuyển trọng tâm của đợt tấn công sang trung quân và cánh phải, nơi các Tập đoàn quân số 2 và số 17 của ông mang trọng trách. Chiến dịch Sao Hỏa đã mở màn vào ngày 25 tháng 8 với trọng tâm là Arras. Quân Anh với hệ thống phòng thủ vững chắc đã đứng vững. Cuối tháng này, Ludendorff đã chuyển sang tiến đánh Amiens, song lực lượng của ông đã kiệt quệ. Thời tiết thuận lợi đã khiến cho cho phi cơ đồng minh gây tổn thất cho quân đội Đức, và vào ngày 5 tháng 4 Ludendorff chấm dứt chiến dịch tấn công. Với thất bại chiến thuật này, tư lệnh Tập đoàn quân số 5 của Anh là Hubert Gough bị Tổng tư lệnh Douglas Haig huyền chức bất chấp cuộc rút lui thành công của ông.[7][12] Chiến dịch Michael cũng cho thấy thành công của "lực lượng xung kích" (Stoßtruppen) trong việc thực hiện kỹ nghệ "thẩm thấu" của bộ binh.[22]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ a b Tony Jaques, Dictionary of Battles and Sieges: P-Z, trang 959
  2. ^ Spencer Tucker, World War I: A - D., Tập 1, trang 718
  3. ^ Kitchen, p. 280; "Ludendorff had been unable to translate his tactical successes into an operational breakthrough".
  4. ^ Robert Cowley, Geoffrey Parker, The Reader's Companion to Military History, trang 274
  5. ^ First stage of German spring offensive ends
  6. ^ a b Spencer C. Tucker (biên tập), A Global Chronology of Conflict: From the Ancient World to the Modern Middle East: From the Ancient World to the Modern Middle East, trang 1656
  7. ^ a b c d e f Second battle of the Somme, 21 March-ngày 4 tháng 4 năm 1918
  8. ^ Georg von der Marwitz, 1856-1929, German General
  9. ^ a b “World War I: Operation Michael”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2012.
  10. ^ General Sir Julian Byng, Viscount Byng of Vimy, 1862-1935
  11. ^ First battle of Villers-Bretonneux I, 30 March-ngày 5 tháng 4 năm 1918
  12. ^ a b c d e f Spencer Tucker, Battles That Changed History, các trang 437-438.
  13. ^ a b c d William Kelleher Storey, The First World War: A Concise Global History, các trang 144-147.
  14. ^ a b Roberts and Tucker 2005, p. 1041.
  15. ^ a b Second Battle of the Somme ends
  16. ^ Battles of the Somme
  17. ^ Kitchen, p. 99
  18. ^ Randal Gray, Kaiserschlacht 1918: The Final German Offensive, trang 7
  19. ^ Richard C. Hall, Consumed by War: European Conflict in the 20th Century, trang 64
  20. ^ Roger Chickering, Imperial Germany and the Great War, 1914-1918, trang 178
  21. ^ Ed Feuchtwanger, Imperial Germany 1850-1918, trang 191
  22. ^ Spencer C. Tucker, Priscilla Mary Roberts, World War I: A Student Encyclopedia, trang 133

Đọc thêm

  • Edmonds, Brigadier General James E. (1935). Military Operations. France and Belgium, 1918 (Volume I). London: MacMillan.
  • Kitchen, Martin. The German Offensives of 1918. Tempus. ISBN 0-7524-3527-2.
  • Prior, Robin (1999). “Winning the War”. Trong Peter Dennis and Jeffrey Grey (biên tập). Defining Victory. Trevor Wilson. Canberra: Army History Unit.
  • Sheffield, Gary (2005). Douglas Haig. War Diaries and Letters 1914–1918. John Bourne. Weidenfeld & Nicholson.
  • Roberts, Priscilla (2005). The Encyclopedia of World War I: A Political, Social, and Military History. Spencer Tucker. ISBN 978-1-85109-420-2.
  • Gray, Randal (1991). Kaiserschlacht 1918; The Final German Offensive. Osprey Campaign Series #11. Osprey Publishing. ISBN 1-85532-157-2

Liên kết ngoài