Tiếng Oirat Torgut

Torgut
Sử dụng tạiCộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Mông Cổ, Nga
Khu vựcTân Cương, Khovd, đông Kalmykia
Tổng số người nói271.000, bao gồm toàn bộ người Kalmyk ở Nga
Phân loạiMông Cổ
Mã ngôn ngữ
Glottologtorg1245[1]
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Torgut hay Torghud là một phương ngữ tiếng Oirat được nói ở Tân Cương, miền tây Mông Cổ và miền đông Kalmykia (là cơ sở cho tiếng Kalmyk, ngôn ngữ tiêu chuẩn văn học của khu vực này[2]). Do đó, nó có nhiều người nói hơn bất kỳ phương ngữ Oirat nào khác.[3] Torgut được nghiên cứu nhiều hơn những phương ngữ Oirat khác được sử dụng ở Trung Quốc.[4]

Phân bố

Phương ngữ Torgut được nói ở miền đông Kalmykia thuộc Nga,[5] huyện Bulgan thuộc tỉnh Khovd ở Mông Cổ[6] và khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc, chủ yếu ở ba khu vực riêng biệt ở phía tây bắc.[7] Sečenbaγatur và cộng sự đưa ra một danh sách đầy đủ các khu vực Tân Cương nói tiếng Oirat (trong nhiều trường hợp là Torgut), bao gồm cả một số nơi ở phía đông bắc Tân Cương: các châu tự trị BayangolBortala, các huyện HoboksarDörbiljin và thành phố Ô Tô ở địa khu Tháp Thành, các huyện Küriye, TekesNilka ở châu Ili, địa khu Altay, địa cấp thị Hami, châu Xương Cát và thủ phủ Tân Cương, Ürümqi.[8] Ở một mức độ nào đó, sự phân bổ này có thể gắn liền với lịch sử của bộ tộc Torgut, một trong bốn thành viên quan trọng của liên minh thị tộc "Dörben Oirat".[9]

Tham khảo

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Torgut”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Bläsing 2003: 229
  3. ^ Sečenbaγatur et al. 2005: 398
  4. ^ Bulaγ-a 2005: 11ff.
  5. ^ Svantesson et al. 2005: 148
  6. ^ Coloo 1988: 3
  7. ^ Svantesson et al. 2005: 141
  8. ^ Sečenbaγatur et al. 2005: 397. Sečenbaγatur et al. talk about the distribution of Oirat in China in general, but following Svantesson et al. 2005: 148, it is presumed here that Xinjiang Oirat is Torgut. Sečenbaγatur et al. 2005: 187-188 also point to the fact that the Oirat spoken in Xinjiang is separate in that it is less influenced by Mongolian proper than other dialects of Oirat spoken in China. In the above article, it was assumed that "Qaranusu" which is either a county or a city (Mongolian "siyen qota") is the original Mongolian name of "Wusu".
  9. ^ Bläsing 2003: 229, Birtalan 2003: 210

Thư mục

  • Birtalan, Ágnes (2003): Oirat. In: Janhunen 2003: 210-228.
  • Bläsing, Uwe (2003): Kalmuck. In: Janhunen 2003: 229-247.
  • Bulaγ-a (2005): Oyirad ayalγu-yin sudulul. Ürümči: Sinǰiyang-un arad-un keblel-ün qoriy-a.
  • Coloo, Ž. (1965): Zahčny aman ajalguu. Ulaanbaatar: ŠUA.
  • Coloo, Ž. (1988): BNMAU dah' mongol helnij nutgijn ajalguuny tol' bichig: ojrd ajalguu. Ulaanbaatar: ŠUA.
  • Janhunen, Juha (ed.) (2003): The Mongolic languages. London: Routledge.
  • Sečenbaγatur, Qasgerel, Tuyaγ-a, B. ǰirannige, U Ying ǰe (2005): Mongγul kelen-ü nutuγ-un ayalγun-u sinǰilel-ün uduridqal. Kökeqota: Öbür mongγul-un arad-un keblel-ün qoriy-a.
  • Svantesson, Jan-Olof, Anna Tsendina, Anastasia Karlsson, Vivan Franzén (2005): The Phonology of Mongolian. New York: Oxford University Press.
  • Ubushaev, N.N. (1979). Fonetika torgutskogo govora kalmytskogo yazyka. Elista: Kalmyk book publishing house.

Liên kết ngoài