Tiếng Hopi

Tiếng Hopi
Hopilàvayi
Sử dụng tạiHoa Kỳ
Khu vựcĐông Bắc Arizona
Tổng số người nói6.800 (2010)[1]
40 người đơn ngữ (1990)[2]
Dân tộc7.350 người Hopi (Golla 2007)[1]
Phân loạiUte-Aztec
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3hop
Glottologhopi1249[3]
ELPHopi
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Hopi (Hopílavayi) là một ngôn ngữ Ute-Aztec được nói bởi người Hopi tại miền đông bắc Arizona, Hoa Kỳ. Nhiều người Hopi hiện nay chỉ đơn ngữ tiếng Anh.

Việc sử dụng tiếng Hopi đang lụi tàn. Năm 1990, ước tính rằng có hơn 5.000 người bản ngữ tiếng Hopi (ước tính 75% tổng số người Hopi), trong đó 40% là người đơn ngữ. Một khảo sát 1998 trên 200 người Hopi cho thấy rằng 100% người cao tuổi (trên 60 tuổi) nói thành thạo, nhưng ở trung niên (40-59 tuổi) còn 84%, 50% ở thanh niên (20-39 tuổi), và 5% ở thiếu niên (2-19).[4]

Mặc cho sự sụt giảm này, cả tiếng Hopi và tiếng Navajo (hai ngôn ngữ tại Arizona) đều được hỗ trợ bởi hệ thống trường học song ngữ, và vẫn là tiếng mẹ đẻ của một bộ phận trẻ em.[5]

Giảng dạy và nỗ lực phục hồi

Nhiều trẻ em Hopi vẫn học ngôn ngữ này từ gia đình. Một từ điển Hopi-Anh đã được biên soạn. Hopi Literacy Project, một dự án ngôn ngữ, tập trung vào việc phổ biến ngôn ngữ này.

Năm 2004, Mesa Media, một tổ chức phi lợi nhuận, được lập ra nhằm phục hồi nó.[6]

Phương ngữ

Benjamin Whorf xác định bốn phương ngữ tiếng Hopi:

  • First Mesa (Polacca)
  • Mishongnovi (Toreva)
  • Shipaulovi (Sipaulovi)
  • Third Mesa (Oraibi)

Quan hệ với các ngôn ngữ lân cận

Tiếng Hopi là một phần của khu vực ngôn ngữ Pueblo (một Sprachbund) cùng với các ngôn ngữ Tano, các ngôn ngữ Keres, tiếng Zuni, và tiếng Navajo.

Người Hopi về truyền thống từng dùng tiếng Hopi như ngôn ngữ giao tiếp với người Zuni. Tiếng Hopi cũng chịu tác động qua lại với ngôn ngữ Tano trong hơn 300 năm kể từ khi người Tewa Arizona, dân tộc nói tiếng Tewa, chuyển từ lưu vực Galisteo đến First Mesa sau cuộc khởi nghĩa Pueblo. Người Tewa Arizona từng đóng vai trò như phiên dịch viên giúp người Hopi—nói được cả tiếng Tewa, Hopi, Navajo, Tây Ban Nha, và Anh.

Ngữ âm

Nguyên âm

Về cơ bản, tiếng Hopi có sáu nguyên âm.

Trước Phi trước
không làm tròn làm tròn không làm tròn làm tròn
Đóng i [i] u [ɨ]
Nửa đóng ö [ø] o [o]
Mở e [ɛ] a [a]

Ký tự ⟨ö⟩ trong tiếng Hopi được phát âm như nguyên âm [ɛ] được làm tròn.

Ký tự ⟨u⟩ được phát âm giống với ư trong tiếng Việt.

Phụ âm

Các phương ngữ tiếng Hopi khác nhau về số phụ âm. Phía dưới là hai bảng phụ âm hai phương ngữ Third Mesa và Mishongnovi. Ký tự trong dấu "[]" là kí tự IPA, cho biết giá trị của chữ viết khi nó được viết khác với IPA.

Hopi Third Mesa
Môi Chân răng Sau
chân răng
Vòm Ngạc mềm Thanh hầu
"đẩy trước" giữa "kéo sau"
thường môi hóa
Mũi m n ngy [ɲ] ng [ŋ] ngw [ŋʷ]
Tắc p t ts ky [cj] k kw [kʷ] q [ḵ] [ʔ][7]
Xát vô thanh s h
hữu thanh v [β] r [ʐ]
Tiếp cận l y [j] w
Hopi Mishongnovi
Môi Chân răng Chân răng
sau
Vòm Ngạc mềm Thanh hầu
"đẩy trước" giữa "kéo sau"
thường môi hóa
Mũi vô thanh ŋ̱̊
hữu thanh m n ɲ ŋʷ ŋ̱
Tắc plain p t ts kʲ [cʲ] k q [k̠] ʔ
Bật hơi trước ʰp ʰt ʰts ʰk ʰkʷ ʰq [ʰk̠]
Xát vô thanh s h
hữu thanh v r
Tiếp cận vô thanh ȷ̊
hữu thanh l j w

Chú thích

  1. ^ a b Tiếng Hopi tại Ethnologue. 18th ed., 2015.
  2. ^ Bản mẫu:E14
  3. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Hopi”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  4. ^ “Status of Hopi language”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2015.
  5. ^ “Dual”. Truy cập 26 tháng 7 năm 2017.
  6. ^ “About Us”. Truy cập 26 tháng 7 năm 2017.
  7. ^ Âm tắc thanh hầu xuất hiện trong tiếng Hopi thường xuyên hơn nhiều so với tiếng Anh, nhất là đầu từ, trước phụ âm cuối, và cuối từ sau một nguyên âm.

Tài liệu

  • Brew, J. O. (1979). Hopi prehistory and history to 1850. In A. Ortiz (Ed.), Handbook of North American Indians: Southwest (Vol. 9, pp. 514–523). Washington, D.C.: Smithsonian Institution.
  • Connelly, John C. (1979). Hopi social organization. In A. Ortiz (Ed.), Handbook of North American Indians: Southwest (Vol. 9, pp. 539–553). Washington, D.C.: Smithsonian Institution.
  • Dockstader, Frederick J. (1955). “Spanish loanwords in Hopi: A preliminary checklist”. International Journal of American Linguistics. 21 (2): 157–159. doi:10.1086/464324.
  • Harrington, John P. (1913). [Linguistic fieldnotes based on work with a speaker of Oraibi Hopi]. (National Anthropological Archives, Smithsonian Institution).
  • Hill, Kenneth C. (1997). Spanish loanwords in Hopi. In J. H. Hill, P. J. Mistry, & L. Campbell (Eds.), The life of language: Papers in linguistics in honor of William Bright (pp. 19–24). Trends in linguistics: Studies and monographs (No. 108). Berlin: Mouton de Gruyter.
  • Hopi Dictionary Project (University of Arizona Bureau of Applied Research in Anthropology). (1998). Hopi dictionary: Hopìikwa Lavàytutuveni: A Hopi-English dictionary of the Third Mesa dialect with an English-Hopi finder list and a sketch of Hopi grammar. Tucson, Arizona: University of Arizona Press. ISBN 0-8165-1789-4
  • Hymes, D. H. (1956). “The supposed Spanish loanword in Hopi for 'jaybird'. International Journal of American Linguistics. 22 (2): 186–187. doi:10.1086/464362.
  • Jeanne, LaVerne Masayesva. (1978). Aspects of Hopi grammar. (Doctoral dissertation, MIT). hdl.handle.net/1721.1/16325
  • Jeanne, LaVerne Masayesva (1982). “Some phonological rules of Hopi”. International Journal of American Linguistics. 48 (3): 245–270. doi:10.1086/465734. JSTOR 1264788.
  • Kalectaca, Milo. (1978). Lessons in Hopi. Tucson, Arizona: University of Arizona Press.
  • Kennard, Edward A. (1963). “Linguistic acculturation in Hopi”. International Journal of American Linguistics. 29 (1): 36–41. doi:10.1086/464709.
  • Kennard, Edward A.; & Albert Yava. (1999). Field Mouse Goes to War: Tusan Homichi Tuwvöta. Palmer Lake, Colorado: Filter Press.
  • Kluckhohn, Clyde; MacLeish, Kenneth (1955). “Moencopi variations from Whorf's Second Mesa Hopi”. International Journal of American Linguistics. 21 (2): 150–156. doi:10.1086/464323. JSTOR 1263941.
  • Lucy, John. (1992). Language Diversity and Thought: A Reformulation of the Linguistic Relativity Hypothesis. Cambridge University Press, Cambridge, UK
  • Manaster-Ramer, A. (1986). “Genesis of Hopi tones”. International Journal of American Linguistics. 52 (2): 154–160. doi:10.1086/466010. JSTOR 1265374.
  • Malotki, Ekkehart. (1983). Hopi time: A linguistic analysis of the temporal concepts in the Hopi language. Trends in linguistics: Studies and monographs (No. 20). Mouton De Gruyter.
  • Seaman, P. David. (1977). Hopi Linguistics: An Annotated Bibliography. Anthropological Linguistics, 19 (2), 78-97. http://www.jstor.org/stable/30027313
  • Seqaquaptewa, E. (1994). Iisaw niqw tsaayantotaqam tsiròot. Santa Fe, NM: Clear Light.
  • Seqaquaptewa, E. (1994). Iisaw niqw yöngösonhoya. Santa Fe, NM: Clear Light.
  • Stephen, Alexander M. (1936). Hopi journal of Alexander M. Stephen. Parsons, E. C. (Ed.). Columbia University contributions to anthropology (No. 23). New York: Columbia University Press.
  • Titiev, Mischa (1946). “Suggestions for the further study of Hopi”. International Journal of American Linguistics. 12 (2): 89–91. doi:10.1086/463895.
  • Voegelin, C. F. (1956). “Phonemicizing for dialect study: With reference to Hopi”. Language. 32 (1): 116–135. doi:10.2307/410660. JSTOR 410660.
  • Whorf, Benjamin Lee. (1936). [Notes on Hopi grammar and pronunciation; Mishongnovi forms]. In E. C. Parsons (Ed.), Hopi journal of Alexander M. Stephen (Vol. 2, pp. 1198–1326). Columbia University contributions to anthropology (No. 23). New York: Columbia University Press.
  • Whorf, Benjamin Lee (1936). “The punctual and segmentative aspects of verbs in Hopi”. Language. 12 (2): 127–131. doi:10.2307/408755. JSTOR 408755.
  • Whorf, Benjamin Lee (1938). “Some verbal categories of Hopi”. Language. 14 (4): 275–286. doi:10.2307/409181. JSTOR 409181.
  • Whorf, Benjamin Lee. (1941). The relation of habitual thought and behavior to language. In L. Spier, A. I. Hallowell, & S. S. Newman (Eds.), Language, culture, and personality: Essays in memory of Edward Sapir (pp. 75–93). Menasha, WI: Sapir Memorial Publication Fund.
  • Whorf, Benjamin Lee. (1946). The Hopi language, Toreva dialect. In C. Osgood (Ed.), Linguistic structures of native America (pp. 158–183). Viking Fund publications in anthropology (No. 6). New York: The Viking Fund, Inc.
  • Whorf, Benjamin Lee (1950). “An American Indian model of the universe”. International Journal of American Linguistics. 16 (2): 67–72. doi:10.1086/464066. JSTOR 1262850.
  • Whorf, Benjamin Lee (1952). “Linguistic factors in the terminology of Hopi architecture”. International Journal of American Linguistics. 19 (2): 141–145. doi:10.1086/464204. JSTOR 1262812.
  • Whorf, Benjamin Lee. (1956). Discussion of Hopi linguistics. In J. B. Carroll (Ed.), Language, thought, and reality: Selected writings of Benjamin L. Whorf (pp. 102–111). New York: John Wiley.

Liên kết ngoài