Tiếng Bambara

Tiếng Bambara
Bamanankan / بَمَنَنكَن / ߓߡߊߣߊ߲ߞߊ߲
Sử dụng tạiMali
Khu vựcTrung-Nam Mali
Tổng số người nói4 triệu (2012)[1]
10 triệu người nói L2
Được nói ở nhiều cấp độ khác nhau bởi 80% dân số Mali
Dân tộcNgười Bambara
Phân loạiNiger–Congo
  • Mande
    • Tây Mande
      • ...
        • Manding
          • Đông Manding
            • Bambara–Dyula
              • Tiếng Bambara
Hệ chữ viếtLatinh, N'Ko
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1bm
ISO 639-2bam
ISO 639-3bam
Glottologbamb1269[2]
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Bambara (Bamanankan) là lingua franca và là một ngôn ngữ quốc gia của Mali, được nói bởi khoảng 14 triệu người, trong đó có 4 triệu người Bambara và 10 triệu người nói như ngôn ngữ thứ hai. Ước tính rằng 80% dân số Mali nói tiếng Bambara ở một mức độ nào đó. Ngôn ngữ này có cấu trúc chủ-tân-động, với phần ngữ âm gồm hai thanh.

Phân loại

Tiếng Bambara thuộc về một nhóm các ngôn ngữ có liên quan chặt chẽ gọi là Manding-từng là những ngôn ngữ chính tại đế quốc Mali thời Trung cổ.[3] Các ngôn ngữ Manding được người bản ngữ xem là có thể thông hiểu lẫn nhau ở mức nào đó; và được nói bởi từ 30 tới 40 triệu người tại các quốc gia gồm Burkina Faso, Senegal, Guinea Bissau, Guinea, Liberia, Bờ Biển NgàGambia.[4] Manding là một phần của nhóm Mandé lớn hơn.

Ngữ âm

Phụ âm

Môi Chân răng Vòm Ngạc mềm Thanh hầu
Mũi m n ɲ ŋ
Tắc p b t d t͡ʃ d͡ʒ k ɡ
Xát f s z (ʃ) (ɣ) h
Tiếp cận w l j
Rung r

Nguyên âm

Trước Sau
Đóng i iː ĩ u uː ũ
Nửa đóng e eː ẽ o oː õ
Nửa đóng ɛ ɛː ɛ̃ ɔ ɔː ɔ̃
Mở a aː ã

Tham khảo

  1. ^ Tiếng Bambara tại Ethnologue. 18th ed., 2015.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Bambara”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2017.
  4. ^ http://www.sil.org/SILESR/2000/2000-003/Manding/Manding.htm

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Ngôn ngữ tại Mali